Ba mẹ đừng nghĩ trẻ con 1 – 2 tuổi không biết gì, trẻ biết cả đấy! Bé sẽ học rất nhanh cách ba mẹ cư xử với trẻ và cả quan sát những người xung quanh nữa. Do đó, muốn dạy con ngoan ba mẹ cần:
Trẻ 1-2 tuổi đã có thể học những phép lịch sự cơ bản. |
Dạy trẻ phép lịch sự
Trẻ nhỏ thường có khuynh hướng bắt chước những gì bố mẹ làm. Vì vậy, muốn con trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và lịch sự, ba mẹ hãy là một hình mẫu chuẩn mực nhé.
“Cho con xin…” và “Con cám ơn!”
Khi trẻ bắt đầu học nói, ba mẹ nên dạy trẻ nói "Cho con xin… " khi trẻ muốn xin gì đó và “Con cảm ơn!” khi trẻ nhận được điều gì từ ai. Để trẻ hình thành thói quen tốt này bạn cần lặp đi lặp lại đồng thời lời nói và hành vi để trẻ hiểu và làm theo.
“Xin chào” và “Tạm biệt”
Ngoài xin và cảm ơn ba mẹ cũng cần dạy trẻ nói "Xin chào" và "Tạm biệt". Khi bị buộc phải nói “Xin chào”, một số trẻ sẽ làm theo, một số trẻ khác sẽ bật khóc và không làm theo. Đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể giúp trẻ chuẩn bị tâm lý trước bằng cách thông báo với trẻ những gì sắp xảy ra. Ví dụ cho trẻ biết mình sắp gặp ai đó và khéo léo nhắc nhở trẻ con cần phải nói lời chào người đó.
Để con chịu ngồi yên
Nếu muốn con ngồi yên trên ghế, điều bạn cần ghi nhớ là không nên ép buộc trẻ, hãy để mọi thứ diễn ra với trẻ thật tự nhiên. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng bảo trẻ: “Con có thể ngồi yên trên ghế 5 phút được không?”. Khi trẻ đồng ý ngồi ngoan mẹ hãy khen ngợi trẻ và cho trẻ làm điều mình muốn sau đó. Các lần sau mẹ cũng lặp lại như vậy nhưng chú ý kéo dài thêm 5 – 10 phút để trẻ quen dần và không còn cảm thấy khó chịu vì điều này.
Các cuộc cãi vã của trẻ 1 – 2 tuổi thường là do tranh giành đồ chơi. |
Chia sẻ đồ chơi với trẻ khác
Các cuộc cãi vã của trẻ 1 – 2 tuổi thường là do tranh giành đồ chơi. Đối với trẻ ở độ tuổi này, khái niệm “nhường nhịn” là một điều rất xa lạ. Vì vậy, bạn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ đồ chơi với trẻ khác bằng 2 nguyên tắc:
- Dù ở bất kỳ đâu, nếu có những đứa trẻ khác, con sẽ không thể có tất cả đồ chơi.
- Nếu chỉ có một món đồ chơi, mọi người sẽ thay phiên nhau chơi; không ai quyết định cách người khác chơi như thế nào, miễn là đồ chơi không bị hư hỏng.
Theo Baby Center
Tags:
Life