Việc nuôi dạy con trẻ sẽ ngày càng khó khăn hơn khi đứa trẻ lớn lên. Nó thậm chí còn "khắc nghiệt" hơn với đứa con đầu lòng của bạn. Phần dễ dàng nhất có lẽ là vài tháng đầu tiên khi bạn chỉ phải đảm đương việc cho bé ăn và thay tã lót. Con yêu bạn vô điều kiện, cười khúc khích mỗi khi bạn làm điều gì đó buồn cười, và trên tất cả là không bao giờ tức giận với bạn.
Nhưng chờ cho đến khi con bắt đầu bò, khi con bắt đầu khám phá thế giới, con nhận ra rằng con có một ý chí của riêng mình. Một đứa trẻ đang được bủa vây bằng niềm hạnh phúc đột nhiên trở nên kén ăn, hay cáu, mè nheo... Đó là lúc con hiểu rằng có nhiều cách để làm một việc. Và có thể, rất nhanh thôi, chúng trở thành "cơn ác mộng" đối với người làm cha, làm mẹ - ném đồ đạc khi không vừa ý, kéo tấm khăn trải bàn khi cả nhà đang ngồi ăn cơm hay đổ nước xuống sàn... Danh sách này dường như kéo dài bất tận.
Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn
Nỗi sợ hãi của nhiều cha mẹ là khi đứa trẻ của họ trở về nhà cùng lời than phiền từ ai đó rằng chúng đã làm điều tồi tệ. Đó là những khoảnh khắc mà có thể bạn muốn có ngay chiếc áo choàng tàng hình của Harry Potter để biến mất trong một lúc.
Tiếp theo, bạn sẽ làm gì? Phạt đứa trẻ đứng vào trong góc và yêu cầu con xin lỗi ngay lập tức. Dù bạn biết con có thể không hiểu được những điều mình nói nhưng bạn vẫn làm điều đó. Lý do là bạn muốn phù hợp với xã hội, hành động giống như mọi người đang làm. Nhưng bạn lại không biết rằng những đứa trẻ ở vào cái tuổi chập chững biết đi không quan tâm tới việc chúng có thể làm ai đó tổn thương. Điều duy nhất chúng muốn là có "con đường" của chúng, là một cơn lốc với nguồn năng lượng không thể ngăn cản. Và cách bạn giải quyết vấn đề thực sự quan trọng trong thời gian dài hạn.
Quá trình phát triển suy nghĩ của những đứa trẻ 1-3 tuổi
Khi còn nhỏ, bé đã khiến cho bạn tự hào bằng cách vỗ tay theo yêu cầu. Con khiến bạn luôn "lơ lửng" và không thể dừng lại việc khoe khoang về "thành tích" của con. Con luôn biểu diễn những khả năng đó trước mặt bạn bè của bạn, những người đã quen biết với trẻ, cho đến một ngày, con thách thức bạn bằng cách không lắng nghe bạn nữa. Bạn nói "Không" và con vẫn tiếp tục.
Đây là một giai đoạn mới trong cuộc đời của đứa trẻ. Con mới phát hiện ra một "bản sắc" của riêng mình. Tính cách của con sẽ được định hình bởi những gì con quan sát từ nay trở đi. Có hai điều đang xảy ra với con. Thứ nhất, con đang cố gắng bắt chước một người có ảnh hưởng - bạn, anh chị em của con, cô giáo hay một người con tin tưởng với mức độ lớn. Thứ hai, con đang cố gắng phát triển một cá tính.
Đối với điều thứ 2 xảy ra, sự tin tưởng của trẻ vào người ảnh hưởng cần phải đi sâu. Nếu người đó là bạn, với hầu hết lần đầu tiên làm mẹ, con sẽ cố gắng và bắt chước bạn nhiều nhất có thể. Con sẽ "lấy" ngôn ngữ của bạn, yêu những người bạn yêu thương, và tự vệ với những người bạn không tin tưởng.
Nhưng trên hết, con sẽ thử những điều mới mẻ và làm vì con thích như thế. Ngay cả khi bạn thuyết phục, con vẫn sẽ tiếp tục làm, trừ khi việc đó khiến con bị đau đớn thực sự về thể chất.
Làm thế nào để giải quyết các tình huống không mong muốn với con của bạn?
Bạn có thể thường xuyên phải đối phó với những lời khiếu nại từ bạn bè, hàng xóm, anh chị em, nhóm bạn chơi của con hoặc ánh mắt phán xét từ người nào đó khi bạn và con đi trên xe buýt. Hãy nhớ điều này: Nếu trẻ em có cảm giác như người lớn, có lẽ chúng sẽ được quyền bầu cử. Cho đến khi chúng có được điều này (và thậm chí sau đó), chúng sẽ luôn ở trong một mớ hỗn độn, và bạn, với tư cách là phụ huynh, sẽ giải cứu cho chúng. Trước khi con bước sang tuổi thứ 4, bạn không cần phải thực sự ép con mình xin lỗi vì chúng chưa hiểu được sự đồng cảm.
Nếu bị ép nói lời xin lỗi, chúng sẽ bối rối, vì chúng đã không nhận ra rằng mình gây cho người khác sự bất tiện. Chúng không hiểu khái niệm đảo ngược vai trò, và vì hành động không gây ra đau đớn về thể xác, chúng không nhân ra đó là điều nên tránh.
Dưới đây là 3 điều bạn có thể làm để giải quyết tình huống trong tầm tay.
1. Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn từ thay vì tay chân
Một đứa trẻ trong độ tuổi 1-3 thực hiện hành vi sai bởi vì con không biết làm thế nào để thoát khỏi sự thất vọng của mình. Khuyến khích con giải thích bằng lời nói hoặc bằng cách sử dụng các ví dụ có liên quan sẽ giải quyết được vấn đề trong thời gian dài. Bạn có thể tha thứ cho những câu nói và sẽ không làm hỏng đứa trẻ bằng cách khuyến khích con nói ra lời trái tim.
2. Thay mặt con xin lỗi
Làm điều này mà không gây cảm giác tội lỗi hay xấu hổ cho con bạn. Xấu hổ chủ yếu là một khái niệm phương Đông và người châu Á thường xuyên sử dụng với những đứa trẻ của mình. Nó có thể tạo ra sự tự tin trong tâm trí của chúng nhưng lại lần lượt cản trở hoạt động của chúng trong cuộc sống sau này.
Thay vào đó, hãy viết một tin nhắn cho người bị con bạn bắt nạt và yêu cầu con trang trí "bức thư" đó bằng những cái ôm, nụ hôn.
3. Nói với con về sự đồng cảm
Nếu con nhìn thấy bạn thể hiện sự đồng cảm, hãy nói với con về điều này. Nhưng bằng cách nhanh hơn là hỏi xem con cảm thấy như thế nào nếu con đã làm sai trong tình huống này. Có lẽ con cũng nhận ra điều đó, có lẽ con vẫn bảo vệ lập trường của mình - không sao cả. Tiếp tục làm điều đó và con sẽ hiểu cảm giác "đi đôi giày của người khác" là như thế nào.
Dù thế nào, bố và mẹ hãy nhớ rằng con vẫn chỉ là một đứa trẻ. Hành vi chưa đúng của con không phản ánh khả năng làm cha mẹ của một phụ huynh. Tình trạng này không kéo dài lâu, nó chỉ là một giai đoạn.
Nhưng chờ cho đến khi con bắt đầu bò, khi con bắt đầu khám phá thế giới, con nhận ra rằng con có một ý chí của riêng mình. Một đứa trẻ đang được bủa vây bằng niềm hạnh phúc đột nhiên trở nên kén ăn, hay cáu, mè nheo... Đó là lúc con hiểu rằng có nhiều cách để làm một việc. Và có thể, rất nhanh thôi, chúng trở thành "cơn ác mộng" đối với người làm cha, làm mẹ - ném đồ đạc khi không vừa ý, kéo tấm khăn trải bàn khi cả nhà đang ngồi ăn cơm hay đổ nước xuống sàn... Danh sách này dường như kéo dài bất tận.
Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn
Nỗi sợ hãi của nhiều cha mẹ là khi đứa trẻ của họ trở về nhà cùng lời than phiền từ ai đó rằng chúng đã làm điều tồi tệ. Đó là những khoảnh khắc mà có thể bạn muốn có ngay chiếc áo choàng tàng hình của Harry Potter để biến mất trong một lúc.
Tiếp theo, bạn sẽ làm gì? Phạt đứa trẻ đứng vào trong góc và yêu cầu con xin lỗi ngay lập tức. Dù bạn biết con có thể không hiểu được những điều mình nói nhưng bạn vẫn làm điều đó. Lý do là bạn muốn phù hợp với xã hội, hành động giống như mọi người đang làm. Nhưng bạn lại không biết rằng những đứa trẻ ở vào cái tuổi chập chững biết đi không quan tâm tới việc chúng có thể làm ai đó tổn thương. Điều duy nhất chúng muốn là có "con đường" của chúng, là một cơn lốc với nguồn năng lượng không thể ngăn cản. Và cách bạn giải quyết vấn đề thực sự quan trọng trong thời gian dài hạn.
Quá trình phát triển suy nghĩ của những đứa trẻ 1-3 tuổi
Khi còn nhỏ, bé đã khiến cho bạn tự hào bằng cách vỗ tay theo yêu cầu. Con khiến bạn luôn "lơ lửng" và không thể dừng lại việc khoe khoang về "thành tích" của con. Con luôn biểu diễn những khả năng đó trước mặt bạn bè của bạn, những người đã quen biết với trẻ, cho đến một ngày, con thách thức bạn bằng cách không lắng nghe bạn nữa. Bạn nói "Không" và con vẫn tiếp tục.
Đây là một giai đoạn mới trong cuộc đời của đứa trẻ. Con mới phát hiện ra một "bản sắc" của riêng mình. Tính cách của con sẽ được định hình bởi những gì con quan sát từ nay trở đi. Có hai điều đang xảy ra với con. Thứ nhất, con đang cố gắng bắt chước một người có ảnh hưởng - bạn, anh chị em của con, cô giáo hay một người con tin tưởng với mức độ lớn. Thứ hai, con đang cố gắng phát triển một cá tính.
Đối với điều thứ 2 xảy ra, sự tin tưởng của trẻ vào người ảnh hưởng cần phải đi sâu. Nếu người đó là bạn, với hầu hết lần đầu tiên làm mẹ, con sẽ cố gắng và bắt chước bạn nhiều nhất có thể. Con sẽ "lấy" ngôn ngữ của bạn, yêu những người bạn yêu thương, và tự vệ với những người bạn không tin tưởng.
Nhưng trên hết, con sẽ thử những điều mới mẻ và làm vì con thích như thế. Ngay cả khi bạn thuyết phục, con vẫn sẽ tiếp tục làm, trừ khi việc đó khiến con bị đau đớn thực sự về thể chất.
Làm thế nào để giải quyết các tình huống không mong muốn với con của bạn?
Bạn có thể thường xuyên phải đối phó với những lời khiếu nại từ bạn bè, hàng xóm, anh chị em, nhóm bạn chơi của con hoặc ánh mắt phán xét từ người nào đó khi bạn và con đi trên xe buýt. Hãy nhớ điều này: Nếu trẻ em có cảm giác như người lớn, có lẽ chúng sẽ được quyền bầu cử. Cho đến khi chúng có được điều này (và thậm chí sau đó), chúng sẽ luôn ở trong một mớ hỗn độn, và bạn, với tư cách là phụ huynh, sẽ giải cứu cho chúng. Trước khi con bước sang tuổi thứ 4, bạn không cần phải thực sự ép con mình xin lỗi vì chúng chưa hiểu được sự đồng cảm.
Nếu bị ép nói lời xin lỗi, chúng sẽ bối rối, vì chúng đã không nhận ra rằng mình gây cho người khác sự bất tiện. Chúng không hiểu khái niệm đảo ngược vai trò, và vì hành động không gây ra đau đớn về thể xác, chúng không nhân ra đó là điều nên tránh.
Dưới đây là 3 điều bạn có thể làm để giải quyết tình huống trong tầm tay.
1. Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn từ thay vì tay chân
Một đứa trẻ trong độ tuổi 1-3 thực hiện hành vi sai bởi vì con không biết làm thế nào để thoát khỏi sự thất vọng của mình. Khuyến khích con giải thích bằng lời nói hoặc bằng cách sử dụng các ví dụ có liên quan sẽ giải quyết được vấn đề trong thời gian dài. Bạn có thể tha thứ cho những câu nói và sẽ không làm hỏng đứa trẻ bằng cách khuyến khích con nói ra lời trái tim.
2. Thay mặt con xin lỗi
Làm điều này mà không gây cảm giác tội lỗi hay xấu hổ cho con bạn. Xấu hổ chủ yếu là một khái niệm phương Đông và người châu Á thường xuyên sử dụng với những đứa trẻ của mình. Nó có thể tạo ra sự tự tin trong tâm trí của chúng nhưng lại lần lượt cản trở hoạt động của chúng trong cuộc sống sau này.
Thay vào đó, hãy viết một tin nhắn cho người bị con bạn bắt nạt và yêu cầu con trang trí "bức thư" đó bằng những cái ôm, nụ hôn.
3. Nói với con về sự đồng cảm
Nếu con nhìn thấy bạn thể hiện sự đồng cảm, hãy nói với con về điều này. Nhưng bằng cách nhanh hơn là hỏi xem con cảm thấy như thế nào nếu con đã làm sai trong tình huống này. Có lẽ con cũng nhận ra điều đó, có lẽ con vẫn bảo vệ lập trường của mình - không sao cả. Tiếp tục làm điều đó và con sẽ hiểu cảm giác "đi đôi giày của người khác" là như thế nào.
Dù thế nào, bố và mẹ hãy nhớ rằng con vẫn chỉ là một đứa trẻ. Hành vi chưa đúng của con không phản ánh khả năng làm cha mẹ của một phụ huynh. Tình trạng này không kéo dài lâu, nó chỉ là một giai đoạn.
Theo Ngôi Sao
Tags:
Life