CÓ ĐÁNG ĐỂ NÂNG CẤP TỪ SNAPDRAGON 845 LÊN 855 KHÔNG?

Được ra mắt từ cuối năm ngoái, con chip di động cao cấp Snapdragon 855 của Qualcomm đạt được một bước nhảy vọt về hiệu năng cũng như những công nghệ tiên tiến nằm bên trong nó. Nhưng liệu rằng, đối với những người đang sử dụng những chiếc smartphone Snapdragon 845, liệu có đáng để nâng cấp?



Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng thực hiện một vài phép so sánh giữa Snapdragon 855 và 845 do Android Authority thực hiện.
Về thông số kĩ thuật
Một trong những điểm đầu tiên so sánh giữa Snapdragon 855 và 845 đó chính là tiến trình sản xuất. Snapdragon 855 là con chip FinFET 7nm đầu tiên của Qualcomm, trong khi đó, con chip Snapdragon 845 lại sử dụng tiến trình FinFET 10nm. Thực tế, tiến trình thấp hơn cũng đồng nghĩa rằng con chip sẽ được thu nhỏ hơn và đạt hiệu quả sử dụng năng lượng tốt hơn, hay thậm chí là hiệu năng cao hơn.
Bên cạnh đó, Snapdragon 855 cũng là con chip đầu tiên sử dụng thiết kế CPU "tri-cluster" (ba cụm). Thay vì tận dụng cách sắp xếp 4 nhân lớn và 4 nhân nhỏ truyền thống, Snapdragon 855 lại chuyển sang sử dụng thiết kế 1 nhân siêu lớn, 3 nhân lớn và 4 nhân nhỏ. Nhân cực lớn sẽ được phát triển dựa trên ARM Cortex-A76, có xung nhịp cao và được Qualcomm tinh chỉnh một chút. Ngoài xung nhịp cao, nhân này còn sở hữu bộ nhớ đệm (cache) lớn hơn so với những nhân lớn, giúp hiệu năng tăng lên rất nhiều so với các nhân Cortex-A75 trên Snapdragon 845.
Ngoài ra, con chip Snapdragon 855 cũng được nâng cấp GPU lên Adreno 640 thay vì Adreno 630 trên thế hệ trước. Qualcomm ước tính GPU này có hiệu năng cao hơn 20% so với "đàn anh" nhưng lại không có thêm bất kì những cải thiện nào khác về mặt đồ họa cho Adreno 640.

Các cải tiến khác cho 855 bao gồm khả năng quay video 8K và 360 độ, cùng bộ giải mã video VP9 và H.265 dựa trên phần cứng, giúp giảm đi mức tiêu thụ năng lượng khi phát các file video chất lượng cao. Con chip này cũng được tăng hiệu năng xử lý AI nhờ vào DSP Hexagon 690 (với 845 là Hexagon 685). Đi cùng với đó, Snapdragon 855 cũng có nhiều thay đổi lớn bao gồm tích hợp bộ xử lý Tensor cũng như hiệu năng xử lý Vector được tăng gấp đôi.
Snapdragon 855 đi kèm với modem LTE X24 của Qualcomm, cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống lần lượt là 2Gbps và 316Mbps. Con số này nhanh hơn nhiều so với tốc độ 1.2Gbps mà modem LTE X23 có trên Snapdragon 845 có thể đạt được. Còn với 5G sẽ phức tạp hơn một số. Một số chiếc smartphone hỗ trợ 5G vẫn dùng Snapdragon 855, dù vậy, các nhà sản xuất phải "đính kèm" thêm modem 5G Snapdragon X50 lên thiết bị của mình do modem này không được tích hợp sẵn trên chip.
So sánh điểm benchmark
Trong bài thử nghiệm này, Android Authority sẽ liệt kê số điểm benchmarch của một số thiết bị sử dụng Snapdragon 855, bao gồm Samsung Galaxy S10 Plus, Xiaomi Mi 9 và cả Qualcomm Reference Device, cùng với những thiết bị sử dụng Snapdragon 845 trước đây để chúng ta có thể dễ dàng so sánh hơn. Bài thử nghiệm này bao gồm điểm benchmark CPU trên AnTuTu, GeekBench (cả đơn nhân lẫn đa nhân) và 3DMark cho GPU.

Lấy kết quả trung bình cho mỗi con chip, chúng ta có thể thấy được khả năng xử lý đơn nhân trên Snapdragon 855 đã đạt một bước nhảy vọt khi hơn đến 46% so với Snapdragon 845. Kết quả này là do thiết kế CPU Kryo 485 dựa trên nền Cortex-A76 mới với nhân chính có mức xung nhịp cao cùng bộ nhớ đệm L2 cache lên đến 512kB, cao hơn gấp đôi so với 256kB trên 3 nhân lớn còn lại.
Còn với đa năng, tỉ lệ tăng ít hơn nhưng cũng rất ấn tượng khi có hiệu năng cao hơn 29% so với thế hệ cũ. Cũng cần phải khẳng định lại rằng các nhân lớn dựa trên nền Cortex-A76 mới cung cấp hiệu năng cao hơn so với số nhân sử dụng Cortex-A75 trên Snapdragon 845, dù rằng mức xung nhịp thấp hơn. Bên cạnh đó, hiệu năng GPU cũng tăng 19%. Với sự cải thiện này, chắc chắn khi chơi game, Snapdragon 855 sẽ đạt số lượng khung hình cao hơn nhằm đảm bảo sự mượt mà hơn so với Snapdragon 845.
Xét về tổng thể, Snapdragon 855 nhanh hơn 29% với toàn bộ hệ thống trên AnTuTu. Dĩ nhiên, không phải lúc nào những phần mềm benchmark này cũng thể hiện hoàn toàn đúng khối lượng số lượng công việc cần thực hiện của con chip trong thế giới thực. Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác cũng không được tính đến, như hiệu năng AI hay mã hóa/giải mã video.
Ngoài điểm benchmark ra thì còn gì nữa?
Dù điểm benchmark của Snapdragon 855 rất tuyệt vời, nhưng chúng ta không nên đánh giá những thiết bị Snapdragon 845 là chậm chạp. Rõ ràng những thiết bị sử dụng con chip đời cũ này vẫn rất mượt mà khi chơi game và nó vẫn có thể đảm bảo những công việc hằng ngày một cách nhanh chóng. Nhưng với Snapdragon 855, người dùng sẽ được hưởng lợi gì so với Snapdragon 845 ngoài hiệu năng?

So với Snapdragon 845, 855 được tăng khả năng xử lý số và máy học (machine learning). Điều này sẽ giúp các tính năng như nhận dạng khuôn mặt hay vật thể theo thời gian thực hoạt động trơn tru và nhanh chóng hơn nhằm phục vụ cho mục đích tăng cường thực tế (AR). Ngoài ra, bộ xử lý tín hiệu hình ảnh thị giác máy tính (CV-ISP) mới nằm bên trong con chip này cũng đủ mạnh mẽ để thực hiện các hiệu ứng làm mờ bằng phần mềm trên các video 4K 60fps HDR, cùng với khả năng theo dõi đối tượng và cơ thể cho VR.
Cuối cùng, Snapdragon 855 còn có khả năng xử lý hình ảnh tốt hơn, phát nhạc qua Bluetooth tuyệt vời hơn nhờ vào công nghệ aptX Adaptive hay hỗ trợ quay video 8K và có cung cấp một trải nghiệm mới cho người dùng.

Tất nhiên, tất cả điều này còn phải phụ thuộc vào những đối tác của Qualcomm sẽ quyết định làm gì trên chiếc điện thoại của họ. Đó mới là yếu tố quyết định có nên nâng cấp hay không.

Post a Comment

Previous Post Next Post