ROBOT PHÂN LOẠI TÁI CHẾ CỦA MIT CÓ THỂ CẢM NHẬN TÍNH CHẤT CÁC VẬT LIỆU

RoCycle - viết tắt của từ recycling robot (robot tái chế) - là sản phẩm mới nhất của Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo MIT (CSAIL). Con robot điều khiển tay cầm này tích hợp một bộ cảm biến độc đáo để giúp phân biệt tính chất vật liệu để phân loại đồ vật trước khi tái chế.
Được lắp trên máy Baxter của hãng Rethink Robotics, hệ thống robot sử dụng tay gắp Teflon với các cảm biến được tích hợp có khả năng xác định cấu trúc đồ vật dựa trên kích thước và độ cứng của đồ vật đó. Hiện nay, RoCycle vẫn chưa được các nhà khoa học hoàn thiện.
Cách hoạt động của robot này là như sau:

Đầu tiên, tay gắp robot sử dụng cảm biến biến dạng của nó để ước tính kích thước đồ vật, sau đó sử dụng hai cảm biến áp suất để đo lực cần thiết để gắp đồ vật đó. Các số liệu này, cùng với dữ liệu hiệu chuẩn về kích thước và độ cứng của đồ vật có loại vật liệu khác nhau, giúp cho tay gắp cảm nhận được tính chất vật liệu làm từ thành phần nào (Do các cảm biến xúc giác của tay gắp cũng dẫn điện nên cảm biến có thể báo hiệu kim loại bằng cách thay đổi tín hiệu điện).
MIT nhấn mạnh, RoCycle hoạt động có tỷ lệ chính xác khá cao, lên đến 85% khi robot được thử nghiệm xác định vật liệu của đồ vật tĩnh.
Tuy nhiên, con số trên giảm đáng kể xuống còn 63% khi các đồ vật di chuyển trên băng chuyền sản xuất hàng loạt. Đây chính là trường hợp thực tiễn mà sau này RoCycle sẽ được áp dụng với các đồ vật như trên. Phần lớn robot hoạt động không chính xác là do các sản phẩm, chẳng hạn như lon có một lớp giấy bọc bên ngoài vỏ thiếc hoặc nhôm.
Nhóm nghiên cứu đang cố gắng cải thiện RoCycle bằng cách bổ sung nhiều cảm biến hơn. Có khả năng công nghệ này sẽ được hoạt động song song với các hệ thống sử dụng nam châm tách kim loại và vỏ bọc để xác định tính chất vật liệu. CSAIL hiện đang lập kế hoạch kết hợp công nghệ RoCycle với một hệ thống tách vỏ bọc ra khỏi vật liệu trong các thí nghiệm sau này của robot.

Post a Comment

Previous Post Next Post