Một nghiên cứu mới đây của Đại học Johns Hopkins đã kết luận: phần lớn viên vitamin và các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng khác không giúp tăng tuổi thọ mà cũng chẳng cải thiện tình trạng tim mạch. Tuy nhiên, kết quả trên lại có hai trường hợp ngoại lệ là axit folic và axit béo omega-3 trong khi các viên kết hợp vitamin và khoáng chất phổ biến lại liên quan đến gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu, hơn nửa người dân Mỹ dùng ít nhất một loại viên vitamin hoặc viên bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày, tiêu tốn khoảng 31 tỷ đô la hàng năm cho các chất bổ sung mà không có kê đơn thuốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết khoản tiền đó sẽ bị lãng phí sau khi tiến hành một cuộc phân tích lớn với 277 lần thử nghiệm lâm sàng.
Tin vui là, các nhà khoa học không tìm ra được mối liên hệ giữa hầu hết các viên bổ sung với bất kỳ tác hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xét về mặt trái của dạng viên uống này, hầu hết các chất dinh dưỡng bổ sung cũng chẳng có mối liên kết đến bất kỳ khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch hoặc gia tăng tuổi thọ, khiến chúng ta bị tốn một khoản tiền "vô nghĩa" khá lớn.
Thế nhưng, có hai trường hợp được cho là ngoại lệ trong nghiên cứu: đó là axit folic và axit béo omega-3. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên kết giữa axit béo omega-3 và chế độ ăn ít muối, và phát hiện ra có khả năng, nhiều lợi ích sức khỏe cũng liên quan đến việc uống viên chứa axit folic. Mặt khác, viên bổ sung kết hợp vitamin D và canxi có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng nhẹ.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người trưởng thành không cần uống viên vitamin hoặc các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng khác. Trên thực tế, một số nhà khoa học trước đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số chất bổ sung và tỷ lệ giảm tuổi thọ. Mặc dù kết quả vẫn gây nên tranh cãi, các chuyên gia chủ yếu đều khuyên rằng các chất dinh dưỡng mang lại lợi ích thực sự chỉ có trong thực phẩm lành mạnh, chứ không phải dạng viên uống.
Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã xem xét các tác động tiềm tàng của một số lượng lớn viên vitamin, khoáng chất phổ biến và các chất bổ sung khác đối với các tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và đau tim. Nói chung, các thử nghiệm lâm sàng có trong nghiên cứu bao gồm hơn 992.000 đối tượng tham gia. Ngoài các viên bổ sung, nghiên cứu cũng phân tích các chế độ ăn khác nhau, bao gồm chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn chất béo bão hòa vừa phải và ít chất béo, chế độ ăn ALA, chế độ ăn giàu axit béo omega-6 và chế độ ăn ít natri.
Trong khi viên bổ sung kết hợp canxi và vitamin D đã được phát hiện làm tăng 17% nguy cơ đột quỵ, axit folic lại được kết luận làm giảm 20% nguy cơ tương tự. Chế độ ăn ít natri làm giảm 10% nguy cơ tử vong và việc uống bổ sung dầu cá giúp giảm 7% nguy cơ đau tim và bệnh tật.
Theo nghiên cứu, hơn nửa người dân Mỹ dùng ít nhất một loại viên vitamin hoặc viên bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày, tiêu tốn khoảng 31 tỷ đô la hàng năm cho các chất bổ sung mà không có kê đơn thuốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết khoản tiền đó sẽ bị lãng phí sau khi tiến hành một cuộc phân tích lớn với 277 lần thử nghiệm lâm sàng.
Tin vui là, các nhà khoa học không tìm ra được mối liên hệ giữa hầu hết các viên bổ sung với bất kỳ tác hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xét về mặt trái của dạng viên uống này, hầu hết các chất dinh dưỡng bổ sung cũng chẳng có mối liên kết đến bất kỳ khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch hoặc gia tăng tuổi thọ, khiến chúng ta bị tốn một khoản tiền "vô nghĩa" khá lớn.
Thế nhưng, có hai trường hợp được cho là ngoại lệ trong nghiên cứu: đó là axit folic và axit béo omega-3. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên kết giữa axit béo omega-3 và chế độ ăn ít muối, và phát hiện ra có khả năng, nhiều lợi ích sức khỏe cũng liên quan đến việc uống viên chứa axit folic. Mặt khác, viên bổ sung kết hợp vitamin D và canxi có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng nhẹ.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người trưởng thành không cần uống viên vitamin hoặc các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng khác. Trên thực tế, một số nhà khoa học trước đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số chất bổ sung và tỷ lệ giảm tuổi thọ. Mặc dù kết quả vẫn gây nên tranh cãi, các chuyên gia chủ yếu đều khuyên rằng các chất dinh dưỡng mang lại lợi ích thực sự chỉ có trong thực phẩm lành mạnh, chứ không phải dạng viên uống.
Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã xem xét các tác động tiềm tàng của một số lượng lớn viên vitamin, khoáng chất phổ biến và các chất bổ sung khác đối với các tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và đau tim. Nói chung, các thử nghiệm lâm sàng có trong nghiên cứu bao gồm hơn 992.000 đối tượng tham gia. Ngoài các viên bổ sung, nghiên cứu cũng phân tích các chế độ ăn khác nhau, bao gồm chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn chất béo bão hòa vừa phải và ít chất béo, chế độ ăn ALA, chế độ ăn giàu axit béo omega-6 và chế độ ăn ít natri.
Trong khi viên bổ sung kết hợp canxi và vitamin D đã được phát hiện làm tăng 17% nguy cơ đột quỵ, axit folic lại được kết luận làm giảm 20% nguy cơ tương tự. Chế độ ăn ít natri làm giảm 10% nguy cơ tử vong và việc uống bổ sung dầu cá giúp giảm 7% nguy cơ đau tim và bệnh tật.
Tags:
Life