Lẽ ra một tính năng quan trọng trên các thiết bị đeo – theo dõi nhịp tim – phải chính xác đối với mọi người dùng bất kể họ thuộc dân tộc nào.
Thế nhưng, một báo cáo từ trang tin StatNews cho thấy một vài trong số những thiết bị đeo phổ biến hàng đầu thế giới, bao gồm cả những mẫu đến từ các hãng nổi tiếng như Fitbit, Samsung, và nhiều hãng khác, lại kém chính xác khi đo nhịp tim của những người da màu. Đừng vội quy kết cho các công ty này "phân biệt chủng tộc", bởi vấn đề này xuất phát từ việc những làn da tối màu sẽ dễ dàng hấp thu ánh sáng xanh lá hơn các màu da sáng.
Nhận định của Stat là, hầu hết các thiết bị đeo sử dụng đèn LED ánh sáng xanh lá để đo nhịp tim của người dùng bằng phương pháp quang học. Đây là một ý tưởng thông minh, và nó có thể hoạt động chính xác trên nhiều màu da khác nhau nếu ánh sáng phát ra đủ mạnh, và có thể được hỗ trợ bởi các loại cảm biến nhịp tim khác. Nhưng trong một số trường hợp, khi đèn LED xanh lá vừa yếu, lại không nhận được sự hỗ trợ nào, sẽ dẫn đến kết quả là nhịp tim đo được từ người dùng với làn da tối màu không được chính xác và có những dao động giữa các lần đo.
Thực ra vấn đề các thiết bị đeo đo nhịp tim không chính xác trên những người dùng có làn da tối màu đã được tìm hiểu một cách khoa học trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 2017, và kết quả cho thấy tần suất lỗi cao bất ngờ đối với các thiết bị bao gồm Fitbit Surge, Samsung Gear, và Basis Peak thế hệ 2. Trong khi đó, chiếc Apple Watch thế hệ mới nhất vào thời điểm đó có tần suất lỗi khi đo nhịp tim thấp nhất, nhiều khả năng là bởi thiết bị này sử dụng cả ánh sáng xanh lá và cảm biến nhịp tim hồng ngoại.
Dù báo cáo của Stat cho thấy vấn đề xuất phát từ một hướng thiết kế các thiết bị đeo được áp dụng bởi cả Fitbit, Samsung, Garmin, và Basis, nó còn cho thấy vấn đề chỉ xảy ra đối với một số mẫu máy nhất định, và trong một số trường hợp, các thiết bị mới ra mắt gần đây lại gặp lỗi nhiều hơn các thiết bị cũ. Ví dụ, trong bản báo cáo có phần nói rằng kết quả đo nhịp tim của Fitbit Charge HR có vẻ kém chính xác đối với một người dùng da màu và bạn của anh ta, nhưng nhấn mạnh rằng Fitbit hiện đang sử dụng "ánh sáng xanh với cường độ đủ mạnh" để cho ra "hiệu năng tối ưu và nhất quán đối với mọi người dùng với mọi màu da". Những chiếc Apple Watch mới nhất – và một số đối thủ mới của chúng – cũng dần được trang bị khả năng đo ECG (điện tâm đồ) nhằm cải thiện độ chính xác.
Người dùng với da màu tối có thể giảm nguy cơ đo nhịp tim không chính xác bằng cách chọn các thiết bị đeo mới hơn đến từ các công ty uy tín và tránh việc quá tin tưởng vào các cảm biến xanh lá rẻ tiền với chất lượng thường thường bậc trung. Đối với ECG, một số công ty hiện sử dụng ánh sáng màu hổ phách, đỏ, hoặc hồng ngoại để hỗ trợ cho ánh sáng xanh lá – vốn là loại ánh sáng cho kết quả đo đạc tốt nhất khi người dùng đang di chuyển. Và bạn cũng nên nhớ rằng, công nghệ wearable ở thời điểm hiện tại chưa thể chính xác như các thiết bị dành riêng cho ngành y tế, và để có kết quả chính xác nhất, chỉ có một cách là đến bác sỹ để kiểm tra nếu để ý thấy nhịp tim dao động bất thường.
Nhận định của Stat là, hầu hết các thiết bị đeo sử dụng đèn LED ánh sáng xanh lá để đo nhịp tim của người dùng bằng phương pháp quang học. Đây là một ý tưởng thông minh, và nó có thể hoạt động chính xác trên nhiều màu da khác nhau nếu ánh sáng phát ra đủ mạnh, và có thể được hỗ trợ bởi các loại cảm biến nhịp tim khác. Nhưng trong một số trường hợp, khi đèn LED xanh lá vừa yếu, lại không nhận được sự hỗ trợ nào, sẽ dẫn đến kết quả là nhịp tim đo được từ người dùng với làn da tối màu không được chính xác và có những dao động giữa các lần đo.
Thực ra vấn đề các thiết bị đeo đo nhịp tim không chính xác trên những người dùng có làn da tối màu đã được tìm hiểu một cách khoa học trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 2017, và kết quả cho thấy tần suất lỗi cao bất ngờ đối với các thiết bị bao gồm Fitbit Surge, Samsung Gear, và Basis Peak thế hệ 2. Trong khi đó, chiếc Apple Watch thế hệ mới nhất vào thời điểm đó có tần suất lỗi khi đo nhịp tim thấp nhất, nhiều khả năng là bởi thiết bị này sử dụng cả ánh sáng xanh lá và cảm biến nhịp tim hồng ngoại.
Dù báo cáo của Stat cho thấy vấn đề xuất phát từ một hướng thiết kế các thiết bị đeo được áp dụng bởi cả Fitbit, Samsung, Garmin, và Basis, nó còn cho thấy vấn đề chỉ xảy ra đối với một số mẫu máy nhất định, và trong một số trường hợp, các thiết bị mới ra mắt gần đây lại gặp lỗi nhiều hơn các thiết bị cũ. Ví dụ, trong bản báo cáo có phần nói rằng kết quả đo nhịp tim của Fitbit Charge HR có vẻ kém chính xác đối với một người dùng da màu và bạn của anh ta, nhưng nhấn mạnh rằng Fitbit hiện đang sử dụng "ánh sáng xanh với cường độ đủ mạnh" để cho ra "hiệu năng tối ưu và nhất quán đối với mọi người dùng với mọi màu da". Những chiếc Apple Watch mới nhất – và một số đối thủ mới của chúng – cũng dần được trang bị khả năng đo ECG (điện tâm đồ) nhằm cải thiện độ chính xác.
Người dùng với da màu tối có thể giảm nguy cơ đo nhịp tim không chính xác bằng cách chọn các thiết bị đeo mới hơn đến từ các công ty uy tín và tránh việc quá tin tưởng vào các cảm biến xanh lá rẻ tiền với chất lượng thường thường bậc trung. Đối với ECG, một số công ty hiện sử dụng ánh sáng màu hổ phách, đỏ, hoặc hồng ngoại để hỗ trợ cho ánh sáng xanh lá – vốn là loại ánh sáng cho kết quả đo đạc tốt nhất khi người dùng đang di chuyển. Và bạn cũng nên nhớ rằng, công nghệ wearable ở thời điểm hiện tại chưa thể chính xác như các thiết bị dành riêng cho ngành y tế, và để có kết quả chính xác nhất, chỉ có một cách là đến bác sỹ để kiểm tra nếu để ý thấy nhịp tim dao động bất thường.