Túi nhựa, ngư cụ của con người đang trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với cuộc sống của loài cá mập

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hàng trăm con cá mập và cá đuối đang gặp nguy hiểm do bị vướng vào nhựa hoặc các ngư cụ mà ngư dân để lại dưới biển.

Các nhà khoa học tại Đại học Exeter, V.Q Anh mới đây đã có một phát hiện tình cờ rất đáng lo ngại, đó là việc hàng trăm con cá mập và cá đuối đang bị vướng vào nhựa hàng ngày.


Dựa trên kết quả tìm kiếm từ các bài báo khoa học và thông tin từ Twitter, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy có khoảng 557 trường hợp cá mập và cá đuối vướng vào nhựa ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trong khi đó trên Twitter, nhóm cũng phát hiện thấy 74 trường hợp cá mập, cá đuối bị vướng vào lưới. Trong đó có 559 con cá mập, cá đuối thuộc 26 loài khác nhau từ cá mập trắng, cá mập hổ đến cá nhám phơi nắng đều bị dính vào lưới.
Con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì cho đến nay chưa có một nghiên cứu quy mô lớn nào  thống kê các trường hợp cá mập, cá đuối bị mắc vào lưới. Hầu hết các trường hợp được thống kê đều do lưới đánh cá bị rách hoặc biến mất. Mặc dù lưới đánh cá không mấy đe dọa đến các loài cá thương mại khác nhưng đây quả thực là mối đe dọa và sự phiền toán khủng khiếp đối với các loài cá to như cá mập.
Nhóm nhiên cứu từ Đại học Exeter cho biết, mối đe dọa lớn này đang lan tràn khắp các đại dương. Lưới không chỉ gián tiếp cản trở khả năng di chuyển của chúng mà còn có thể gây đau đớn, thậm chí là cái chết chỉ vì chúng không thể săn mồi dễ dàng như trước.
Nếu lưới không may mắc vào các bộ phận như vậy hoặc miệng của cá mập, chúng sẽ không thể di chuyển, dễ bị mắc vào tảng đá ngầm. Đó là chưa kể một số loại lưới còn gắn các dụng cụ sắc nhọn, dễ gây tổn thương cho da và xương của chúng.

Không chỉ có lưới câu mới là thủ phạm đe dọa cuộc sống của loài cá mập mà còn cả các vật dụng như dây đeo, túi polythene hay lốp cao su cũng có thể ảnh hưởng đến chúng.
Theo nghiên cứu chỉ ra, cá mập sống ở các khu vực đại dương rộng lớn dễ bị mắc hơn các loài cá mập sống ở gần dưới đáy biển. Đơn giản bởi nếu cá mập thường kiếm ăn ở khu vực tầng mặt nước, chúng sẽ dễ dàng gặp rác thải nhựa và lưới hơn so với việc kiếm ăn ở các khu vực sâu dưới đại dương, ít chịu tác động của rác thải nhựa.
Nhóm nghiên cứu khẳng định, cá mập có nguy cơ mắc vào lưới cao hơn cá đuối vì hình dáng cơ thể của chúng dễ xuyên qua lưới và mắc lại.
Đồng tác giả nghiên ứu và giáo sư Brendan Godley cho biết, vấn đề đang đi quá xa và ngoài tầm kiểm soát trong khi đó các loài cá như cá mập, cá đuối vẫn đang hàng ngày phải đối mặt với các đe dọa khó lường.
Cuối cùng các nhà khoa học khẳng định, họ sẽ cần phải nghiên cứu thêm và thu thập dữ liệu để có được những số liệu thống kê sát nhất với tình hình hiện nay.


Post a Comment

Previous Post Next Post