Những năm trước, Samsung đã cố tình nhượng bộ trước các đối thủ Trung Quốc. Năm nay, gã khổng lồ Hàn Quốc giương nay vuốt, và ngay lập tức một chỉ số quan trọng đã "bốc hơi".
Thêm một lần nữa, Samsung lại bị thử thách. Thị trường bán dẫn tuột dốc không phanh, kinh doanh tấm màn gặp lỗ, căng thẳng Nhật - Hàn leo thang khiến cho lợi nhuận của Samsung bốc hơi quá nửa trong quý 2 vừa rồi. Không còn con đường nào để đi, gã khổng lồ Hàn Quốc quay trở lại quyết chiến trên mảng thị trường lâu nay bị bỏ bê: smartphone.
Bởi thế, năm 2019 đã chứng kiến danh mục Galaxy lột xác. Toàn bộ dòng Galaxy J, vốn là đại diện cho phân khúc giá rẻ của Samsung, nay đã bị khai tử. Dòng Galaxy A thay đổi cơ chế đặt tên và chỉ trong vòng nửa năm đã có tới... 5 sản phẩm ra mắt trên thị trường: A30, A40, A60, A70, A80. Phân khúc cao cấp không chỉ đón nhận thêm một thành viên mới (Galaxy S10e) để tăng sức hấp dẫn với người dùng hạn chế kinh phí mà còn vươn tầm lên tận... 2600 USD với chiếc điện thoại gập Galaxy Fold.
Quá khứ hờ hững
Không khó để nhìn ra cái giá Samsung sẽ phải trả khi thực hiện cuộc cải tổ này: càng nhiều model và càng quyết tâm trên các phân khúc giá mềm thì lợi nhuận càng bị bào mòn. Kể từ thời điểm 2014 cho đến tận 2018, Samsung đã luôn bộc lộ một thái độ chẳng mấy mặn mà với thị trường di động. Các đối thủ càng phá giá thì Samsung càng... hờ hững, danh mục Galaxy J và Galaxy A từ năm này qua năm khác vẫn tỏ ra đặc biệt kém hấp dẫn về mặt cấu hình/khung giá.
Lý do đơn giản là bởi, càng chạy đua cấu hình thì lợi nhuận càng giảm. Quan trọng hơn nữa, Samsung đâu cần phải chạy đua cấu hình trong lúc cuộc chiến smartphone đang dâng cao? Các đối thủ càng "khô máu" thì Samsung càng bán được nhiều tấm màn, nhiều chip, nhiều module RAM/flash, nhiều cảm biến máy ảnh... Samsung đã tự cho mình quyền đứng yên trên cuộc chiến smartphone khốc liệt, bởi sự thực là, khi ấy đứng yên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
2019 là năm chứng kiến sự hờ hững này chấm dứt. Ngay đến cả các mẫu Galaxy M mới ra mắt còn có thể cạnh tranh ngang ngửa với smartphone Xiaomi hay OPPO về mặt cấu hình. Công nghệ màn hình AMOLED phủ sóng toàn bộ danh mục tầm trung, thậm chí là trên cả Galaxy A30 giá "mềm".
Cái giá phải trả
Hiển nhiên, Samsung phải trả giá. Theo báo cáo tài chính của công ty quý vừa qua, lợi nhuận mảng di động đã sụt giảm 42% so với cùng kỳ 2018. Bù lại, tổng doanh số smartphone gia tăng, đặc biệt là trên phân khúc tầm trung với các mẫu Galaxy A50 và A70 bán rất chạy.
Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy Samsung đang cải tổ thành công. Doanh số tăng trưởng có nghĩa rằng người tiêu dùng đã tìm đến Samsung nhiều hơn. Phân khúc tầm trung tăng trưởng cũng là tín hiệu đặc biệt đáng mừng, bởi đây là mảng thị trường "cứu cánh" của cả ngành công nghiệp smartphone trong lúc smartphone giá rẻ ế ẩm và smartphone giá đắt dần suy thoái.
Những tín hiệu nửa mừng nửa vui này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong những quý tiếp theo. Đến quý 3/2019, Samsung đã kịp hoàn thiện và phát hành Galaxy A80, chiếc điện thoại với module camera xoay độc đáo. "Galaxy A90" được cho là sẽ sớm ra mắt trong những tháng tới với chip Snapdragon 855, trở thành mẫu smartphone đầu tiên của Samsung được sử dụng chip đầu bảng.
Càng sáng tạo, càng đẩy cao cấu hình cho tầm trung, lợi nhuận di động cho Samsung sẽ càng giảm sút. Nhưng biết sao được, Samsung đâu còn con đường nào để đi. Khi tất cả các mảng linh kiện đều đang đi xuống, smartphone đã trở lại thành con đường duy nhất để đi đến tương lai. Nếu thu hút được người dùng vào lúc này, nếu chịu cắt lãi để "đánh" cho Xiaomi, Huawei và OPPO đến kiệt quệ, Samsung sẽ làm chủ phân khúc cận cao cấp và cao cấp của tương lai. Đến khi ấy, lợi nhuận cả thị trường sẽ thuộc về Samsung.
Thêm một lần nữa, Samsung lại bị thử thách. Thị trường bán dẫn tuột dốc không phanh, kinh doanh tấm màn gặp lỗ, căng thẳng Nhật - Hàn leo thang khiến cho lợi nhuận của Samsung bốc hơi quá nửa trong quý 2 vừa rồi. Không còn con đường nào để đi, gã khổng lồ Hàn Quốc quay trở lại quyết chiến trên mảng thị trường lâu nay bị bỏ bê: smartphone.
Bởi thế, năm 2019 đã chứng kiến danh mục Galaxy lột xác. Toàn bộ dòng Galaxy J, vốn là đại diện cho phân khúc giá rẻ của Samsung, nay đã bị khai tử. Dòng Galaxy A thay đổi cơ chế đặt tên và chỉ trong vòng nửa năm đã có tới... 5 sản phẩm ra mắt trên thị trường: A30, A40, A60, A70, A80. Phân khúc cao cấp không chỉ đón nhận thêm một thành viên mới (Galaxy S10e) để tăng sức hấp dẫn với người dùng hạn chế kinh phí mà còn vươn tầm lên tận... 2600 USD với chiếc điện thoại gập Galaxy Fold.
Quá khứ hờ hững
Gần như chắc chắn bất kỳ một chiếc smartphone đối thủ nào cũng đều mang ít nhất một linh kiện của Samsung. |
Lý do đơn giản là bởi, càng chạy đua cấu hình thì lợi nhuận càng giảm. Quan trọng hơn nữa, Samsung đâu cần phải chạy đua cấu hình trong lúc cuộc chiến smartphone đang dâng cao? Các đối thủ càng "khô máu" thì Samsung càng bán được nhiều tấm màn, nhiều chip, nhiều module RAM/flash, nhiều cảm biến máy ảnh... Samsung đã tự cho mình quyền đứng yên trên cuộc chiến smartphone khốc liệt, bởi sự thực là, khi ấy đứng yên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
2019 là năm chứng kiến sự hờ hững này chấm dứt. Ngay đến cả các mẫu Galaxy M mới ra mắt còn có thể cạnh tranh ngang ngửa với smartphone Xiaomi hay OPPO về mặt cấu hình. Công nghệ màn hình AMOLED phủ sóng toàn bộ danh mục tầm trung, thậm chí là trên cả Galaxy A30 giá "mềm".
Cái giá phải trả
Chưa có năm nào smartphone Samsung thay đổi bùng nổ như năm nay. |
Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy Samsung đang cải tổ thành công. Doanh số tăng trưởng có nghĩa rằng người tiêu dùng đã tìm đến Samsung nhiều hơn. Phân khúc tầm trung tăng trưởng cũng là tín hiệu đặc biệt đáng mừng, bởi đây là mảng thị trường "cứu cánh" của cả ngành công nghiệp smartphone trong lúc smartphone giá rẻ ế ẩm và smartphone giá đắt dần suy thoái.
Những tín hiệu nửa mừng nửa vui này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong những quý tiếp theo. Đến quý 3/2019, Samsung đã kịp hoàn thiện và phát hành Galaxy A80, chiếc điện thoại với module camera xoay độc đáo. "Galaxy A90" được cho là sẽ sớm ra mắt trong những tháng tới với chip Snapdragon 855, trở thành mẫu smartphone đầu tiên của Samsung được sử dụng chip đầu bảng.
Nghịch lý là, tầm trung/giá rẻ càng bùng nổ, lợi nhuận sẽ càng "bốc hơi". |