Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là Internet of Things (IoT) đang hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới.
Nhiều năm nay, IoT đã có tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực như sản xuất, tự động hóa, nông nghiệp, giao thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế...ở nước ta. IoT khi được ứng dụng triệt để sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và hợp lý hơn với người tiêu dùng.
IoT còn được ứng dụng nhiều trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để giúp giảm vận hành chi phí, tăng năng suất, cũng như giúp doanh nghiệp mở rộng sang các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới. Hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều công ty tập trung phát triển giải pháp và sản phẩm công nghệ thông minh với nền tảng IoT. Lumi, BKAV, SmartHome là ba trong số những cái tên quen thuộc trong thị trường IoT.
Trong nghiên cứu gần đây của Cisco mang tên "Ready, Steady, Unsure", một nửa các công ty Việt Nam khi được hỏi đã xếp IoT là một trong ba công nghệ hàng đầu sẽ tác động đến tương lai kỹ thuật số của doanh nghiệp họ. Trong đó, 36% công ty tham gia trả lời đã bắt đầu sử dụng các giải pháp IoT. Đây là tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á, ngang với Singapore.
Vào tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cùng Cộng đồng Mở IoT Việt Nam (IOCV) tổ chức hội thảo Tọa đàm về IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối internet). Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng của IoT với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. VCCI cũng sẽ sớm có các định hướng triển khai, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
Cần một nguồn nhân lực kỹ sư IoT chuyên môn cao
Tuy tiềm năng phát triển của doanh nghiệp là rất lớn khi áp dụng được IoT vào hoạt động kinh doanh, nguồn lực kỹ sư IoT vẫn còn đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Trong khi cử nhân thất nghiệp đầy đường thì nhu cầu nhân lực kỹ sư IoT Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo ông Trần Xuân Khôi, Giám đốc Phát triển nguồn lực của FPT Software, trong thời gian từ nay đến năm 2020, dự kiến mỗi năm, FPT Software sẽ phải tuyển hơn 10.000 nhân viên. Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam "khát" nhân lực CNTT, Nhật Bản cũng là nước đang muốn tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam. Ông Nguyễn Đoàn Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) cho biết, trong vòng 4 năm tới, Nhật Bản có nhu cầu tuyển 30.000 kỹ sư CNTT người nước ngoài (chủ yếu là Ấn Độ và Việt Nam) làm việc tại Nhật. Hàng năm, có khoảng 30 lượt công ty CNTT Nhật sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để họ sang Nhật làm việc ngay sau khi nhận bằng.
Kỹ sư IoT cần chuẩn bị gì để không bị bỏ lại phía sau?
Nhân lực IoT Việt Nam cần phải trang bị những gì để có thể cạnh tranh trong tương lai là câu hỏi cấp bách dành cho những kỹ sư IoT tương lai. Ngoài tự mày mò nghiên cứu, nắm bắt tình hình thế giới và thị trường, các kỹ sư IoT tương lai còn phải chủ động tìm đến những nguồn cung cấp kiến thức về ngành để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Không doanh nghiệp nào có thể thay nhà trường đào tạo cho các sinh viên. Hiện các trường đại học, viện có IoT trong ngành học tuy nhiên không chuyên sâu. Nắm bắt tình hình đó, FPT đã thành lập FPT Coking, học viện IoT đầu tiên tại Việt Nam. Là kết quả hợp tác giữa Tổ chức giáo dục FPT với Jetking Ấn Độ về đào tạo IoT, FPT Coking có cấu trúc chương trình học chuyên biệt, yêu cầu học viên phải qua vòng tuyển chọn đầu vào để đảm bảo lĩnh hội được kiến thức học nâng cao.
Trong thời gian hai năm, các kỹ sư IoT tương lai sẽ trải qua với 4 học kỳ được chú trọng từ xây dựng ứng dụng IoT cơ bản đến hoàn chỉnh, khai thác lập trình kết nối ứng dụng IoT. Với chương trình học Master in IoT Technology, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Higher Diploma quốc tế.
Kỹ sư IoT sẽ khả năng làm việc trong đa ngành từ các dự án về nhà thông minh (smarthome), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính, y tế…Nếu nắm bắt được xu hướng công nghệ, các bạn trẻ sẽ tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp vừa đóng góp vào nguồn nhân lực kỹ sư IoT cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam và doanh nghiệp.
Nhiều năm nay, IoT đã có tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực như sản xuất, tự động hóa, nông nghiệp, giao thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế...ở nước ta. IoT khi được ứng dụng triệt để sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và hợp lý hơn với người tiêu dùng.
IoT còn được ứng dụng nhiều trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để giúp giảm vận hành chi phí, tăng năng suất, cũng như giúp doanh nghiệp mở rộng sang các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới. Hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều công ty tập trung phát triển giải pháp và sản phẩm công nghệ thông minh với nền tảng IoT. Lumi, BKAV, SmartHome là ba trong số những cái tên quen thuộc trong thị trường IoT.
Hình ảnh: Các lĩnh vực ứng dụng IoT |
Vào tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cùng Cộng đồng Mở IoT Việt Nam (IOCV) tổ chức hội thảo Tọa đàm về IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối internet). Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng của IoT với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. VCCI cũng sẽ sớm có các định hướng triển khai, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
Cần một nguồn nhân lực kỹ sư IoT chuyên môn cao
Tuy tiềm năng phát triển của doanh nghiệp là rất lớn khi áp dụng được IoT vào hoạt động kinh doanh, nguồn lực kỹ sư IoT vẫn còn đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Trong khi cử nhân thất nghiệp đầy đường thì nhu cầu nhân lực kỹ sư IoT Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo ông Trần Xuân Khôi, Giám đốc Phát triển nguồn lực của FPT Software, trong thời gian từ nay đến năm 2020, dự kiến mỗi năm, FPT Software sẽ phải tuyển hơn 10.000 nhân viên. Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam "khát" nhân lực CNTT, Nhật Bản cũng là nước đang muốn tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam. Ông Nguyễn Đoàn Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) cho biết, trong vòng 4 năm tới, Nhật Bản có nhu cầu tuyển 30.000 kỹ sư CNTT người nước ngoài (chủ yếu là Ấn Độ và Việt Nam) làm việc tại Nhật. Hàng năm, có khoảng 30 lượt công ty CNTT Nhật sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để họ sang Nhật làm việc ngay sau khi nhận bằng.
Kỹ sư IoT cần chuẩn bị gì để không bị bỏ lại phía sau?
Nhân lực IoT Việt Nam cần phải trang bị những gì để có thể cạnh tranh trong tương lai là câu hỏi cấp bách dành cho những kỹ sư IoT tương lai. Ngoài tự mày mò nghiên cứu, nắm bắt tình hình thế giới và thị trường, các kỹ sư IoT tương lai còn phải chủ động tìm đến những nguồn cung cấp kiến thức về ngành để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Không doanh nghiệp nào có thể thay nhà trường đào tạo cho các sinh viên. Hiện các trường đại học, viện có IoT trong ngành học tuy nhiên không chuyên sâu. Nắm bắt tình hình đó, FPT đã thành lập FPT Coking, học viện IoT đầu tiên tại Việt Nam. Là kết quả hợp tác giữa Tổ chức giáo dục FPT với Jetking Ấn Độ về đào tạo IoT, FPT Coking có cấu trúc chương trình học chuyên biệt, yêu cầu học viên phải qua vòng tuyển chọn đầu vào để đảm bảo lĩnh hội được kiến thức học nâng cao.
Trong thời gian hai năm, các kỹ sư IoT tương lai sẽ trải qua với 4 học kỳ được chú trọng từ xây dựng ứng dụng IoT cơ bản đến hoàn chỉnh, khai thác lập trình kết nối ứng dụng IoT. Với chương trình học Master in IoT Technology, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Higher Diploma quốc tế.
Hình ảnh học viên IoT tại học viện FPT Coking |
Tags:
Life