Theo một nghiên cứu mới của Đại học California tại San Francisco, số lượng người "ngủ tiến bộ" đã gia tăng so với trước đây. Thuật ngữ này không có nghĩa là dễ ngủ mà thay vào đó lại mô tả những người hàng ngày đi ngủ và thức dậy rất sớm so với hầu hết mọi người.
Một giai đoạn "ngủ tiến bộ" bắt đầu sớm hơn so với ngày thường (ví dụ như lên giường vào lúc 8 giờ tối) và kết thúc cũng sớm hơn nhiều so với thời điểm hầu hết mọi người thức dậy, chẳng hạn vào lúc 4 giờ sáng. Những trường hợp này được cho là rất hiếm, thế nhưng nghiên cứu mới của Đại học California lại đưa ra kết luận phản bác luận điểm trên.
Theo nghiên cứu mới được công bố, ít nhất một trong số 300 người trưởng thành có khả năng là người "ngủ tiến bộ". Ở các cá nhân này, nhịp sinh học cơ thể giải phóng lượng hóc-môn ngủ melatonin sớm hơn nhiều so với người bình thường, khiến các đối tượng đi ngủ ngay sau bữa tối và thức dậy trước thời điểm ăn sáng hàng giờ.
Trong khi người thường phải buộc bản thân thức dậy sớm, các nhà nghiên cứu cho biết những người "ngủ tiến bộ" cảm thấy cơ thể sảng khoái sau khi thức dậy và nạp đầy đủ năng lượng hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng "ngủ tiến bộ" tồn tại một nhược điểm – đó là những người "ngủ tiến bộ" có thể bỏ lỡ các sự kiện xã hội buổi tối diễn ra sau giờ làm việc.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện một số đặc điểm khác biệt khác ở những cá nhân "ngủ tiến bộ" so với người thường, bao gồm việc những người rơi vào trường hợp đặc biệt chỉ ngủ nướng thêm 5 - 10 phút vào ngày nghỉ. Các cá nhân này cũng ít phải chật vật ép buộc bản thân thức dậy vào buổi sáng so với những người bình thường thức dậy muộn hơn.
Qua trường hợp nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu kết luận một cá nhân được cho là người "ngủ tiến bộ" nếu người đó ngủ trước 8:30 tối và thức dậy trước 5:30 sáng. Đây là một chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, đồng nghĩa với việc hiện tượng này có thể xảy ra bất kể đặc thù công việc hay thói quen sống mà không cần đến sự trợ giúp của thuốc ngủ hay chất kích thích. Hơn nữa, hiện tượng đặc biệt hay xảy ra ở các cá nhân trước khi chạm ngưỡng tuổi 30.
Một giai đoạn "ngủ tiến bộ" bắt đầu sớm hơn so với ngày thường (ví dụ như lên giường vào lúc 8 giờ tối) và kết thúc cũng sớm hơn nhiều so với thời điểm hầu hết mọi người thức dậy, chẳng hạn vào lúc 4 giờ sáng. Những trường hợp này được cho là rất hiếm, thế nhưng nghiên cứu mới của Đại học California lại đưa ra kết luận phản bác luận điểm trên.
Theo nghiên cứu mới được công bố, ít nhất một trong số 300 người trưởng thành có khả năng là người "ngủ tiến bộ". Ở các cá nhân này, nhịp sinh học cơ thể giải phóng lượng hóc-môn ngủ melatonin sớm hơn nhiều so với người bình thường, khiến các đối tượng đi ngủ ngay sau bữa tối và thức dậy trước thời điểm ăn sáng hàng giờ.
Trong khi người thường phải buộc bản thân thức dậy sớm, các nhà nghiên cứu cho biết những người "ngủ tiến bộ" cảm thấy cơ thể sảng khoái sau khi thức dậy và nạp đầy đủ năng lượng hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng "ngủ tiến bộ" tồn tại một nhược điểm – đó là những người "ngủ tiến bộ" có thể bỏ lỡ các sự kiện xã hội buổi tối diễn ra sau giờ làm việc.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện một số đặc điểm khác biệt khác ở những cá nhân "ngủ tiến bộ" so với người thường, bao gồm việc những người rơi vào trường hợp đặc biệt chỉ ngủ nướng thêm 5 - 10 phút vào ngày nghỉ. Các cá nhân này cũng ít phải chật vật ép buộc bản thân thức dậy vào buổi sáng so với những người bình thường thức dậy muộn hơn.
Qua trường hợp nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu kết luận một cá nhân được cho là người "ngủ tiến bộ" nếu người đó ngủ trước 8:30 tối và thức dậy trước 5:30 sáng. Đây là một chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, đồng nghĩa với việc hiện tượng này có thể xảy ra bất kể đặc thù công việc hay thói quen sống mà không cần đến sự trợ giúp của thuốc ngủ hay chất kích thích. Hơn nữa, hiện tượng đặc biệt hay xảy ra ở các cá nhân trước khi chạm ngưỡng tuổi 30.
Tags:
Life