Tuy là trình duyệt "sinh sau đẻ muộn", Google Chrome vẫn phát triển rất nhanh, trở thành trình duyệt web phổ biến nhất thế giới.
Từ khi ra mắt lần đầu năm 2008, Google Chrome đã vượt qua những đàn anh như Internet Explorer, Firefox hay Safari để giành lấy vị trí số một.
Nhân dịp kỷ niệm 11 năm phát hành, cùng nhìn lại chặng đường từ "ma mới" thành "kẻ thống trị" của Google Chrome.
Ý tưởng ban đầu
Chrome được Google phát hành lần đầu vào 4/9/2008 với ý tưởng tạo ra trình duyệt web tốt hơn, hiện đại hơn.
Vào lúc ấy, chỉ có 2 trình duyệt cạnh tranh thị phần trực tiếp: Internet Explorer (IE) và Firefox, không tính Safari chỉ độc quyền cho máy tính Mac. IE phổ biến nhưng bị nhiều người ghét, Firefox thì tốt hơn nhưng thị phần chỉ bằng một nửa IE (30% so với 60%).
Vài ngày trước khi Chrome phát hành, Google đăng tải bài blog với tựa đề "Cách tiếp cận trình duyệt mới mẻ". Theo Android Authority, bài đăng ghi rằng Google ra mắt trình duyệt vì tin rằng họ "có thể mang lại giá trị cho người dùng, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới của web".
Google cũng tuyên bố Chrome là trình duyệt mở. Mã nguồn của Chrome được phát hành rộng rãi với tên gọi Chromium, được Google "học hỏi" từ Apple WebKit và Firefox.
Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Chrome phát hành cho nền tảng Windows, còn bản chính thức phát hành sau đó vài tháng. Người dùng Mac và Linux phải chờ đến 2010 mới có Chrome.
Chrome mang trong mình nhiều lợi thế so với đối thủ. Thứ nhất, đây là "con nhà điều kiện" khi cha đẻ Google vốn có nhiều tiền và nguồn lực. Thứ hai, nó được xây dựng trên các công nghệ hiện có, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn web. Thứ ba, Google tích hợp cho Chrome nhiều ứng dụng tương tác phong phú chứ không chỉ tập trung vào duyệt web. Cuối cùng là công nghệ Sandbox giúp bảo vệ trình duyệt không bị sập khi có một trang web gặp lỗi.
Ngoài ra, Chrome còn có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Khi xuất hiện trên nhiều nền tảng, khả năng đồng bộ của Chrome cũng được đánh giá cao.
Tóm lại, Google đã phát triển đúng sản phẩm, ra mắt đúng thời điểm, đúng cách tiếp cận giúp Chrome trở thành trình duyệt phổ biến nhất thế giới.
Luôn phát triển
Chrome ngày càng tốt hơn qua thời gian. Năm 2010, Chrome đã xuất hiện trên các nền tảng máy tính phổ biến. Năm 2012, Chrome có mặt trên di động chạy Android và iOS.
Năm 2013, Google đã từ bỏ bộ xử lý WebKit để chuyển sang Blink. Công việc chính của bộ xử lý là "phiên dịch" HTML và các đoạn mã web để hiển thị cho người dùng. Việc sử dụng Blink giúp Google chủ động hơn trong việc bổ sung tính năng mới. Rất nhanh sau đó, các trình duyệt "ăn theo" sử dụng nhân Chromium cũng chuyển sang Blink.
Một số trình duyệt sử dụng nhân Chromium hiện có như Brave, Vivaldi, Opera, và nổi bật nhất là Microsoft Edge.
Với việc nhiều trình duyệt web sử dụng nhân Chromium, các tiêu chuẩn web cũng thay đổi để tương thích với Chrome. Đó là lý do giúp trình duyệt của Google nhanh chóng chiếm thị phần lớn hơn toàn bộ phần còn lại.
Sự phổ biến, đa năng của Chrome là động lực để Google phát hành Chrome OS, hệ điều hành nền web với các ứng dụng Chrome.
Hơn cả một trình duyệt
Google Chrome và web đã thay đổi rất nhiều trong 11 năm. Chrome giờ đây không chỉ là một trình duyệt nữa, nó đã là nền tảng vô cùng phổ biến, với nhiều công cụ hữu ích giống như chính Google vậy.
Ứng dụng web tiếp tục tăng trưởng, tiêu chuẩn web ngày càng phát triển, và Chrome vẫn luôn là nền tảng được nhà thiết kế web ưu tiên sử dụng để thử nghiệm, phát triển website.
Theo StatCounter, thị phần của Chrome chiếm 64% trên tất cả các nền tảng cộng lại, thứ hai là Safari với 15,5% nhờ sự phổ biến của iOS, tiếp theo là Firefox với 4,4%. Safari và Firefox cũng là 2 trong số ít trình duyệt hiện nay không dùng nhân Chromium.
Tiêu chuẩn web vẫn luôn phát triển, và mọi thứ đều có thể xảy ra. Có thể một đối thủ sẽ "soán ngôi" Chrome trong tương lai, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Chrome trong lịch sử phát triển Internet.
Từ khi ra mắt lần đầu năm 2008, Google Chrome đã vượt qua những đàn anh như Internet Explorer, Firefox hay Safari để giành lấy vị trí số một.
Nhân dịp kỷ niệm 11 năm phát hành, cùng nhìn lại chặng đường từ "ma mới" thành "kẻ thống trị" của Google Chrome.
Ý tưởng ban đầu
Chrome được Google phát hành lần đầu vào 4/9/2008 với ý tưởng tạo ra trình duyệt web tốt hơn, hiện đại hơn.
Vào lúc ấy, chỉ có 2 trình duyệt cạnh tranh thị phần trực tiếp: Internet Explorer (IE) và Firefox, không tính Safari chỉ độc quyền cho máy tính Mac. IE phổ biến nhưng bị nhiều người ghét, Firefox thì tốt hơn nhưng thị phần chỉ bằng một nửa IE (30% so với 60%).
Vài ngày trước khi Chrome phát hành, Google đăng tải bài blog với tựa đề "Cách tiếp cận trình duyệt mới mẻ". Theo Android Authority, bài đăng ghi rằng Google ra mắt trình duyệt vì tin rằng họ "có thể mang lại giá trị cho người dùng, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới của web".
Google cũng tuyên bố Chrome là trình duyệt mở. Mã nguồn của Chrome được phát hành rộng rãi với tên gọi Chromium, được Google "học hỏi" từ Apple WebKit và Firefox.
Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Chrome phát hành cho nền tảng Windows, còn bản chính thức phát hành sau đó vài tháng. Người dùng Mac và Linux phải chờ đến 2010 mới có Chrome.
Chrome mang trong mình nhiều lợi thế so với đối thủ. Thứ nhất, đây là "con nhà điều kiện" khi cha đẻ Google vốn có nhiều tiền và nguồn lực. Thứ hai, nó được xây dựng trên các công nghệ hiện có, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn web. Thứ ba, Google tích hợp cho Chrome nhiều ứng dụng tương tác phong phú chứ không chỉ tập trung vào duyệt web. Cuối cùng là công nghệ Sandbox giúp bảo vệ trình duyệt không bị sập khi có một trang web gặp lỗi.
Ngoài ra, Chrome còn có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Khi xuất hiện trên nhiều nền tảng, khả năng đồng bộ của Chrome cũng được đánh giá cao.
Tóm lại, Google đã phát triển đúng sản phẩm, ra mắt đúng thời điểm, đúng cách tiếp cận giúp Chrome trở thành trình duyệt phổ biến nhất thế giới.
Luôn phát triển
Chrome ngày càng tốt hơn qua thời gian. Năm 2010, Chrome đã xuất hiện trên các nền tảng máy tính phổ biến. Năm 2012, Chrome có mặt trên di động chạy Android và iOS.
Năm 2013, Google đã từ bỏ bộ xử lý WebKit để chuyển sang Blink. Công việc chính của bộ xử lý là "phiên dịch" HTML và các đoạn mã web để hiển thị cho người dùng. Việc sử dụng Blink giúp Google chủ động hơn trong việc bổ sung tính năng mới. Rất nhanh sau đó, các trình duyệt "ăn theo" sử dụng nhân Chromium cũng chuyển sang Blink.
Một số trình duyệt sử dụng nhân Chromium hiện có như Brave, Vivaldi, Opera, và nổi bật nhất là Microsoft Edge.
Với việc nhiều trình duyệt web sử dụng nhân Chromium, các tiêu chuẩn web cũng thay đổi để tương thích với Chrome. Đó là lý do giúp trình duyệt của Google nhanh chóng chiếm thị phần lớn hơn toàn bộ phần còn lại.
Sự phổ biến, đa năng của Chrome là động lực để Google phát hành Chrome OS, hệ điều hành nền web với các ứng dụng Chrome.
Hơn cả một trình duyệt
Google Chrome và web đã thay đổi rất nhiều trong 11 năm. Chrome giờ đây không chỉ là một trình duyệt nữa, nó đã là nền tảng vô cùng phổ biến, với nhiều công cụ hữu ích giống như chính Google vậy.
Ứng dụng web tiếp tục tăng trưởng, tiêu chuẩn web ngày càng phát triển, và Chrome vẫn luôn là nền tảng được nhà thiết kế web ưu tiên sử dụng để thử nghiệm, phát triển website.
Theo StatCounter, thị phần của Chrome chiếm 64% trên tất cả các nền tảng cộng lại, thứ hai là Safari với 15,5% nhờ sự phổ biến của iOS, tiếp theo là Firefox với 4,4%. Safari và Firefox cũng là 2 trong số ít trình duyệt hiện nay không dùng nhân Chromium.
Tiêu chuẩn web vẫn luôn phát triển, và mọi thứ đều có thể xảy ra. Có thể một đối thủ sẽ "soán ngôi" Chrome trong tương lai, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Chrome trong lịch sử phát triển Internet.
Tags:
Technology