Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể di chuyển từ động vật sang người qua thịt của chúng.
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science cảnh báo Ấn Độ và miền đông bắc Trung Quốc đang trở thành hai điểm nóng về kháng kháng sinh trên động vật. Đó là kết quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, không chỉ để chữa bệnh mà còn để vỗ béo cho gia súc, gia cầm.
Tiếp theo Ấn Độ và Trung Quốc, các quốc gia như Kenya, Uruguay và Brazil cũng sẽ trở thành những điểm nóng mới. Kể từ năm 2000, khi các nước đang phát triển tiếp cận và mở rộng hoạt động chăn nuôi thâm canh, sản lượng thịt của họ đã gia tăng đáng kể, chiếm ít nhất một phần năm toàn bộ sản lượng gà và lợn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đi đôi với kết quả này cũng là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thúc đẩy động vật tăng trưởng và ngăn ngừa nhiễm trùng không cần thiết. Bốn loại thuốc được dùng phổ biến nhất bao gồm tetracycline, sulfonamid, quinolone và penicillin cũng đang là những loại thuốc bị kháng lại nhiều nhất.
Vi khuẩn kháng kháng sinh trên động vật không chỉ đe dọa đến an ninh lương thực của các quốc gia, mà còn làm tăng nguy cơ mầm bệnh phát triển để kháng kháng sinh trên người.
"Lần đầu tiên, chúng tôi có một số bằng chứng cho thấy tình trạng kháng kháng sinh [ở động vật trang trại] đang gia tăng và tăng nhanh ở các nước thu nhập thấp và trung bình", Thomas Van Boeckel, nhà dịch tễ học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.
Để nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh đã phát triển như thế nào qua thời gian, Van Boeckel và các đồng nghiệp đã phân tích 901 nghiên cứu dịch tễ học thực hiện ở các nước đang phát triển, tập trung vào bốn loại vi khuẩn phổ biến: Salmonella, Campylobacter, Staphylococcus và E. coli.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp tất cả thông tin thu được để lập thành một bản đồ, nơi tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc đang tồn tại cho tới những địa điểm tình trạng tiến đến mức báo động:
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bốn loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng phổ biến cho động vật bên trong các trang trại, với mục đích tăng cân chứ không phải chữa bệnh bao gồm: tetracycline, sulfonamid, quinolone và penicillin. Đó cũng chính là những loại kháng sinh có tỷ lệ bị kháng lại cao nhất.
Từ năm 2000 đến 2018, tỷ lệ thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại đã tăng gần gấp ba lần trên gà và lợn và tăng gấp đôi ở các loại gia súc khác.
Carlos Amábile-Cuevas, nhà vi sinh học tại viện nghiên cứu Lusara Foundation ở Mexico City cho biết: Tình hình kháng kháng sinh trong chăn nuôi đang ngày một nghiêm trọng, bởi các điểm nóng nó tồn tại là những quốc gia xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt mỗi năm.
Khoảng một phần năm lượng gà và lợn được nuôi ở trong các khu vực nơi kháng kháng sinh đang phát triển mạnh nhất. Vì vậy, ngay cả ở nhiều quốc gia phát triển có chính sách kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh trên động vật, những nỗ lực đó cũng sẽ bị hủy hoại nếu họ nhập khẩu thực phẩm không được sản xuất theo cùng tiêu chuẩn.
"Vấn đề này [kháng kháng sinh] không bị giới hạn bởi biên giới chính trị", ông Am Ambile-Cuevas nói.
Giữa những năm 1950, chỉ khoảng 10 năm sau khi thuốc kháng sinh ra đời, chúng ta phải chứng kiến một dịch bệnh đầu tiên mà vi khuẩn kháng thuốc đã lây từ động vật sang người. Đó là dịch salmonella kháng kháng sinh lây lan ở vùng đông nam nước Anh.
Nhiều dịch bệnh tương tự, xuất phát từ vi khuẩn kháng kháng sinh ở động vật, liên tục xuất hiện kể từ đó. Một trong những dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra vào năm 2013-2014, lây nhiễm 634 người ở 29 tiểu bang và vùng quốc hải Puerto Rico, được điều tra ra là xuất phát từ những con gà được nuôi ăn bằng kháng sinh.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu tại Đại học George Washington đã đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh di chuyển từ động vật sang người qua thịt của chúng. Điều này cho thấy vấn đề kháng kháng sinh trên động vật ở các nước đang phát triển cũng có thể tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với tình trạng kháng kháng sinh trên người khiến tình hình ngày càng phức tạp.
Giữa thực trạng đó, Van Boeckel đề xuất một giải pháp, ông cho rằng các quốc gia có thu nhập cao, nơi kháng sinh được sử dụng trước từ những năm 1950, nên trợ cấp cho các hoạt động chăn nuôi an toàn hơn ở các khu vực đang phát triển trên thế giới, nơi kháng sinh được sử dụng sau nhưng vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng trở thành vấn đề.
"Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm phần lớn cho vấn đề toàn cầu này, vấn đề mà chúng ta cũng góp phần tạo ra", ông nói. "Nếu chúng ta muốn giúp chính mình, chúng ta nên giúp đỡ cả những nước khác nữa".
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science cảnh báo Ấn Độ và miền đông bắc Trung Quốc đang trở thành hai điểm nóng về kháng kháng sinh trên động vật. Đó là kết quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, không chỉ để chữa bệnh mà còn để vỗ béo cho gia súc, gia cầm.
Tiếp theo Ấn Độ và Trung Quốc, các quốc gia như Kenya, Uruguay và Brazil cũng sẽ trở thành những điểm nóng mới. Kể từ năm 2000, khi các nước đang phát triển tiếp cận và mở rộng hoạt động chăn nuôi thâm canh, sản lượng thịt của họ đã gia tăng đáng kể, chiếm ít nhất một phần năm toàn bộ sản lượng gà và lợn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đi đôi với kết quả này cũng là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thúc đẩy động vật tăng trưởng và ngăn ngừa nhiễm trùng không cần thiết. Bốn loại thuốc được dùng phổ biến nhất bao gồm tetracycline, sulfonamid, quinolone và penicillin cũng đang là những loại thuốc bị kháng lại nhiều nhất.
Vi khuẩn kháng kháng sinh trên động vật không chỉ đe dọa đến an ninh lương thực của các quốc gia, mà còn làm tăng nguy cơ mầm bệnh phát triển để kháng kháng sinh trên người.
Kháng sinh bị lạm dụng trong chăn nuôi, không chỉ để chữa bệnh mà còn để vỗ béo cho gia súc, gia cầm. |
Để nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh đã phát triển như thế nào qua thời gian, Van Boeckel và các đồng nghiệp đã phân tích 901 nghiên cứu dịch tễ học thực hiện ở các nước đang phát triển, tập trung vào bốn loại vi khuẩn phổ biến: Salmonella, Campylobacter, Staphylococcus và E. coli.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp tất cả thông tin thu được để lập thành một bản đồ, nơi tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc đang tồn tại cho tới những địa điểm tình trạng tiến đến mức báo động:
Bản đồ báo động tình trạng kháng kháng sinh trên động vật ở Ấn Độ và Trung Quốc |
Từ năm 2000 đến 2018, tỷ lệ thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại đã tăng gần gấp ba lần trên gà và lợn và tăng gấp đôi ở các loại gia súc khác.
Carlos Amábile-Cuevas, nhà vi sinh học tại viện nghiên cứu Lusara Foundation ở Mexico City cho biết: Tình hình kháng kháng sinh trong chăn nuôi đang ngày một nghiêm trọng, bởi các điểm nóng nó tồn tại là những quốc gia xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt mỗi năm.
Khoảng một phần năm lượng gà và lợn được nuôi ở trong các khu vực nơi kháng kháng sinh đang phát triển mạnh nhất. Vì vậy, ngay cả ở nhiều quốc gia phát triển có chính sách kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh trên động vật, những nỗ lực đó cũng sẽ bị hủy hoại nếu họ nhập khẩu thực phẩm không được sản xuất theo cùng tiêu chuẩn.
"Vấn đề này [kháng kháng sinh] không bị giới hạn bởi biên giới chính trị", ông Am Ambile-Cuevas nói.
Giữa những năm 1950, chỉ khoảng 10 năm sau khi thuốc kháng sinh ra đời, chúng ta phải chứng kiến một dịch bệnh đầu tiên mà vi khuẩn kháng thuốc đã lây từ động vật sang người. Đó là dịch salmonella kháng kháng sinh lây lan ở vùng đông nam nước Anh.
Nhiều dịch bệnh tương tự, xuất phát từ vi khuẩn kháng kháng sinh ở động vật, liên tục xuất hiện kể từ đó. Một trong những dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra vào năm 2013-2014, lây nhiễm 634 người ở 29 tiểu bang và vùng quốc hải Puerto Rico, được điều tra ra là xuất phát từ những con gà được nuôi ăn bằng kháng sinh.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu tại Đại học George Washington đã đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh di chuyển từ động vật sang người qua thịt của chúng. Điều này cho thấy vấn đề kháng kháng sinh trên động vật ở các nước đang phát triển cũng có thể tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với tình trạng kháng kháng sinh trên người khiến tình hình ngày càng phức tạp.
Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể di chuyển từ động vật sang người qua thịt của chúng. |
"Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm phần lớn cho vấn đề toàn cầu này, vấn đề mà chúng ta cũng góp phần tạo ra", ông nói. "Nếu chúng ta muốn giúp chính mình, chúng ta nên giúp đỡ cả những nước khác nữa".
Tags:
Life