Động thái vẫn tiếp tục ra mắt 2 mẫu smartphone Mate 30 và Mate 30 Pro của Huawei đã chứng tỏ một điều, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ thực hiện một số chiêu trò nhằm "lách luật" lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.
Lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đang mang lại các trở ngại to lớn cho việc ra mắt chiếc flagship tiếp theo của họ, Mate 30, khi nó không thể được cài đặt các ứng dụng và dịch vụ mới nhất của Google.
Đại diện của Google đã chính thức xác nhận rằng Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro sẽ không thể xuất xưởng với các ứng dụng như Gmail, Youtube, Chrome và Play Store – một bất lợi nghiêm trọng nếu Huawei muốn đưa chiếc flagship của mình ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, động thái vẫn tiếp tục ra mắt 2 mẫu smartphone trên của Huawei đã chứng tỏ một điều, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ thực hiện một số chiêu trò nhằm "lách luật" lệnh cấm từ chính phủ Mỹ. Đây cũng chính là tiết lộ của Richard Yu – CEO của Huawei khi trả lời báo chí tại sự kiện IFA 2019 vừa diễn ra.
Huawei sẽ để người dùng tự cài đặt Chrome, Youtube, Gmail
Trước tiên, cần phải hiểu rõ hơn về lệnh cấm sử dụng Android của Google đối với Huawei. Với việc Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, bản thân hãng này vẫn có thể cài đặt hệ điều hành Android lên các thiết bị của mình, do đây là một hệ điều hành mở, vốn cho phép các cá nhân hay hãng sản xuất có thể tiếp cận và sử dụng miễn phí.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của lệnh cấm từ Google đến từ việc rút giấy phép Google Mobile Services của Huawei, đồng nghĩa các smartphone Huawei trong tương lai sẽ phải sử dụng một phiên bản Android mã nguồn mở không có sẵn dịch vụ Google, chậm cập nhật. Điều này dẫn đến việc, Huawei sẽ phải tìm cách "đi cửa sau", làm việc với các nhà phát triển thứ ba để tìm ra các giải pháp khả thi cho việc cài đặt các ứng dụng Youtube, Chrome hay Gmail trên các mẫu máy của hãng.
Theo CEO Richard Yu, Huawei hiện đang xem xét tính khả thi của việc để người dùng Mate 30 tự cài đặt những ứng dụng của Google trên phiên bản mã nguồn mở của Android (AOSP).
Do bản chất mở của hệ điều hành Android, việc cài đặt những ứng dụng như Gmail, Chrome hay Youtube là "khá dễ dàng" với nhiều người dùng, vị CEO này khẳng định.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên một hãng sản xuất giao ‘nhiệm vụ’ cho người dùng tự cài đặt các ứng dụng của Google thay vì cung cấp các ứng dụng được cài đặt sẵn. Một thương hiệu khác từ Trung Quốc là Meizu trước đây cũng từng cho phép người dùng cài đặt các dịch vụ của Google thông qua một cửa hàng ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại. Do đó, đây có thể là một cách giải quyết cho Huawei nếu / khi dòng Mate 30 xuất hiện ở phương Tây mà không có sự hỗ trợ của Google.
Tuy nhiên, một giải pháp như vậy lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bảo mật và người dùng nói chung sẽ không dám mạo hiểm như vậy. Đơn cử có thể kể đến trường hợp của tựa game đình đám Fortnite, khi nhà sản xuất game là Epic Games không phân phối tựa game của mình thông qua Play Store, mà thay vào đó lại "bắt’ game thủ truy cập vào trang chủ của game để tải bộ cài đặt. Tuy nhiên, việc này lại mang tới cơ hội cho giới tội phạm mạng có thể âm thầm tiêm mã độc hay các phần mềm độc hại vào bộ cài đặt.
Lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đang mang lại các trở ngại to lớn cho việc ra mắt chiếc flagship tiếp theo của họ, Mate 30, khi nó không thể được cài đặt các ứng dụng và dịch vụ mới nhất của Google.
Đại diện của Google đã chính thức xác nhận rằng Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro sẽ không thể xuất xưởng với các ứng dụng như Gmail, Youtube, Chrome và Play Store – một bất lợi nghiêm trọng nếu Huawei muốn đưa chiếc flagship của mình ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, động thái vẫn tiếp tục ra mắt 2 mẫu smartphone trên của Huawei đã chứng tỏ một điều, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ thực hiện một số chiêu trò nhằm "lách luật" lệnh cấm từ chính phủ Mỹ. Đây cũng chính là tiết lộ của Richard Yu – CEO của Huawei khi trả lời báo chí tại sự kiện IFA 2019 vừa diễn ra.
Huawei sẽ để người dùng tự cài đặt Chrome, Youtube, Gmail
Trước tiên, cần phải hiểu rõ hơn về lệnh cấm sử dụng Android của Google đối với Huawei. Với việc Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, bản thân hãng này vẫn có thể cài đặt hệ điều hành Android lên các thiết bị của mình, do đây là một hệ điều hành mở, vốn cho phép các cá nhân hay hãng sản xuất có thể tiếp cận và sử dụng miễn phí.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của lệnh cấm từ Google đến từ việc rút giấy phép Google Mobile Services của Huawei, đồng nghĩa các smartphone Huawei trong tương lai sẽ phải sử dụng một phiên bản Android mã nguồn mở không có sẵn dịch vụ Google, chậm cập nhật. Điều này dẫn đến việc, Huawei sẽ phải tìm cách "đi cửa sau", làm việc với các nhà phát triển thứ ba để tìm ra các giải pháp khả thi cho việc cài đặt các ứng dụng Youtube, Chrome hay Gmail trên các mẫu máy của hãng.
Theo CEO Richard Yu, Huawei hiện đang xem xét tính khả thi của việc để người dùng Mate 30 tự cài đặt những ứng dụng của Google trên phiên bản mã nguồn mở của Android (AOSP).
Do bản chất mở của hệ điều hành Android, việc cài đặt những ứng dụng như Gmail, Chrome hay Youtube là "khá dễ dàng" với nhiều người dùng, vị CEO này khẳng định.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên một hãng sản xuất giao ‘nhiệm vụ’ cho người dùng tự cài đặt các ứng dụng của Google thay vì cung cấp các ứng dụng được cài đặt sẵn. Một thương hiệu khác từ Trung Quốc là Meizu trước đây cũng từng cho phép người dùng cài đặt các dịch vụ của Google thông qua một cửa hàng ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại. Do đó, đây có thể là một cách giải quyết cho Huawei nếu / khi dòng Mate 30 xuất hiện ở phương Tây mà không có sự hỗ trợ của Google.
Tuy nhiên, một giải pháp như vậy lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bảo mật và người dùng nói chung sẽ không dám mạo hiểm như vậy. Đơn cử có thể kể đến trường hợp của tựa game đình đám Fortnite, khi nhà sản xuất game là Epic Games không phân phối tựa game của mình thông qua Play Store, mà thay vào đó lại "bắt’ game thủ truy cập vào trang chủ của game để tải bộ cài đặt. Tuy nhiên, việc này lại mang tới cơ hội cho giới tội phạm mạng có thể âm thầm tiêm mã độc hay các phần mềm độc hại vào bộ cài đặt.