Chắc hẳn bạn đã từng thấy chỉ số TDP trong bảng thông số kỹ thuật và nó là thông tin khá quan trọng đối với máy tính để bàn. Nhưng định nghĩa về TDP thì là dạng mỗi người một ý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được con số TDP có ý nghĩa gì đối với bạn.
TDP là gì?
TDP là một từ viết tắt để chỉ các thuật ngữ sau: Thermal Design Power, Thermal Design Point và Thermal Design Parameter. Nhưng may mắn là chúng đều có một nghĩa và thường được dùng nhất là Thermal Design Power hay tiếng việt là Công suất tỏa nhiệt.
Thermal Design Power là thông số chỉ lượng nhiệt tối đa mà CPU hay GPU có thể tỏa ra dưới một khối lượng công việc lớn.
Các linh kiện máy tính sẽ tỏa nhiệt khi chúng hoạt động và khi máy hoạt động càng nặng thì lượng nhiệt chúng tỏa ra càng lớn. Ngay cả với điện thoại di động cũng vậy. Bạn hãy thử chơi game trên điện thoại tầm 30 phút, bạn sẽ thấy mặt lưng điện thoại bắt đầu nóng lên và chúng sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn.
Một số chuyên gia máy tính còn định nghĩa TDP là công suất tiêu thụ điện tối đa của một linh kiện. Và với một số công ty sản xuất linh kiện, như NVIDIA chẳng hạn, thì cho rằng TDP có cả hai ý nghĩa trên.
"TDP là công suất tối đa mà hệ thống con cho phép thực hiện tác vụ trên thực tế và cũng là công suất tỏa nhiệt của linh kiện mà hệ thống tản nhiệt có thể xử lý trong điều kiện thực tế".
Tuy nhiên thì TDP được đa số hiểu là nhiệt lượng do linh kiện tỏa ra mà hệ thống làm mát phải xử lý chúng. Đơn vị của TDP là watt (W), đơn vị này thường sử dụng cho chỉ số công suất (điện) nhưng cũng có thể dùng để chỉ nhiệt lượng.
TDP thường được sử dụng như thông số chỉ công suất của linh kiện vì chúng thường có giá trị tương đương nhau. Tuy nhiên, thông số này không phải lúc nào cũng chính xác, do đó bạn không nên sử dụng nó để quyết định lựa chọn bộ nguồn cho máy tính của bạn.
Chỉ số TDP của bộ xử lý AMD và Intel
Nếu chỉ số TDP dựa trên nhiệt lượng linh kiện tỏa ra khi tải một khối lượng lớn công việc, ai là người quyết định khối lượng công việc như thế nào là lớn và bộ xử lý chạy ở tốc độ xung nhịp bao nhiêu là phù hợp? Do vậy, không có một phương pháp chung nào để xác định chỉ số TDP. Các nhà sản xuất bộ xử lý sẽ sử dụng phương pháp riêng của họ. Chính vì đó mà các chuyên gia máy tính có cách đánh giá rất khác giữa chỉ số TDP trên CPU của Advanced Micro Devices (AMD) và Intel.
Về tổng thể, các chuyên gia đánh giá chỉ số TDP của AMD đưa ra sát với thực tế hơn. Trong khi đó, Intel thường đưa ra chỉ số TDP thấp hơn so với thực tế người dùng sử dụng, do đó mà người dùng CPU của Intel không nên sử dụng TDP để xác định kích cỡ bộ nguồn cho dàn máy tính của mình.
Anandtech gần đây đã giải thích cách Intel xác định chỉ số TDP và tại sao nó lại luôn thấp hơn thực tế. CPU thường sẽ hoạt động ở chế độ Boost với tốc độ xử lý nhanh hơn khi hoạt động nặng và chỉ duy trì trong một khoảng thời gian. Và vấn đề xảy ra là do Intel thường đo TDP khi bộ xử lý hoạt động ở chế độ bình thường nhiều hơn khi ở chế độ Boost. Vì vậy, bộ xử lý của Intel thường nóng hơn so với chỉ số ghi bên ngoài hộp linh kiện. Nếu hệ thống làm mát không thể tải nổi mức nhiệt cao, bộ xử lý sẽ giảm tốc độ lại để tự bảo vệ nó. Và kết quả là cả chiếc máy tính sẽ chậm lại. Với bộ tản nhiệt tốt hơn thì những vấn đề trên không còn đáng quan ngại.
Trong khi đó, về phía AMD thì đã có rất nhiều bài viết trên các diễn đàn cho biết ngay cả khi ép xung ở mức độ vừa phải, thì bộ xử lý của AMD vẫn mát hơn so với chỉ số in trên vỏ hộp.
Tất cả là để lựa chọn bộ tản nhiệt
Bạn có thế quản lý chỉ số TDP cho cả hệ thống nếu bạn sử dụng bộ tản nhiệt phù hợp nhất với CPU đang dùng. Nếu không thực hiện ép xung hay các tinh chỉnh khác trên hệ thống hoặc chơi game thường xuyên thì bạn chỉ cần quạt tản nhiệt trên CPU là ổn. Nhưng đối với những game thủ thì bạn cần bộ tản nhiệt tốt hơn, đặc biệt là với những game nặng về bộ xử lý.
Một bộ tản nhiệt riêng gần như có thể xử lý toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra từ CPU. Với khoảng 60 sản phẩm của Cooler Master, hơn một nửa trong số đó có chỉ số TDP từ 150W trở lên, chúng đủ để giải quyết phần lớn CPU tầm trung. Bạn có thể mua bộ tản nhiệt vơi nhiều mức giá khác nhau, từ tản nhiệt nước có giá vài triệu cho đến quạt tản nhiệt khí có giá chỉ vài trăm nghìn.
TDP, T-Junction và Max Temps
Chỉ số TDP giúp bạn lựa chọn loại tản nhiệt phù hợp cho máy tính của mình. Nhưng con số này không cho bạn biết nhiệt độ hoạt động an toàn của linh kiện. Để xác định được nhiệt độ an toàn, bạn phải xem đến một trong hai chỉ số sau.
Nếu bạn sử dụng bộ xử lý của Intel, hãy xem chỉ số T-junction. Intel cho biết chỉ số này chỉ "điểm nhiệt độ tối đa mà tại đó bộ xử lý sẽ chết". "Chết" ở đây có ý chỉ một bộ phận nhỏ trên bảng mạch silicon ngưng hoạt động. Ví dụ như với bộ xử lý Core i9-9900K, nó có chỉ số TDP là 95W và chỉ số T-junction là 100 độ C. Để xem chỉ số T-junction, bạn có thể truy cập trang web của Intel's Ark và lựa chọn mẫu linh kiện của mình.
Đối với AMD, công ty này sử dụng chỉ số Max Temp, với ý nghĩa giống với T-junction của Intel. Bộ xử lý Ryzen 5 3600 có chỉ số TDP là 65W và Ryzen 5 3600X có TDP là 95W, nhưng cả hai có cùng chỉ số Max Temp. là 95 độ C.
Những con số trên rất cần thiết để bạn có thể khắc phục sự cố quá nhiệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì tốt nhất bạn nên tập trung vào chỉ số TDP hơn là T-Junction hay Max Temps.
Card đồ họa
Với đa số người dùng thì TDP cho CPU quan trong hơn. Card đồ họa cũng có chỉ số TDP, nhưng chúng cũng có sẵn bộ tản nhiệt riêng đi kèm bên trong. Bạn cũng có thể nâng cấp thêm bộ tản nhiệt cho card đồ họa nhưng chúng thường khó lắp đặt hơn và thật sự không cần thiết trừ khi bạn cần ép xung mạnh. Nếu bạn cần kiểm tra chỉ số TDP của card đồ họa, trang TechPowerUP là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn.
Công suất tỏa nhiệt là một thông số kỹ thuật quan trọng, đặc biệt là đối với CPU. Nhưng bạn đừng quá chú trọng định nghĩa của nó. TDP chỉ để giúp bạn lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp cho hệ thống của bạn. Và chỉ có vậy thôi.
TDP là gì?
TDP là một từ viết tắt để chỉ các thuật ngữ sau: Thermal Design Power, Thermal Design Point và Thermal Design Parameter. Nhưng may mắn là chúng đều có một nghĩa và thường được dùng nhất là Thermal Design Power hay tiếng việt là Công suất tỏa nhiệt.
Thermal Design Power là thông số chỉ lượng nhiệt tối đa mà CPU hay GPU có thể tỏa ra dưới một khối lượng công việc lớn.
Các linh kiện máy tính sẽ tỏa nhiệt khi chúng hoạt động và khi máy hoạt động càng nặng thì lượng nhiệt chúng tỏa ra càng lớn. Ngay cả với điện thoại di động cũng vậy. Bạn hãy thử chơi game trên điện thoại tầm 30 phút, bạn sẽ thấy mặt lưng điện thoại bắt đầu nóng lên và chúng sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn.
Một số chuyên gia máy tính còn định nghĩa TDP là công suất tiêu thụ điện tối đa của một linh kiện. Và với một số công ty sản xuất linh kiện, như NVIDIA chẳng hạn, thì cho rằng TDP có cả hai ý nghĩa trên.
"TDP là công suất tối đa mà hệ thống con cho phép thực hiện tác vụ trên thực tế và cũng là công suất tỏa nhiệt của linh kiện mà hệ thống tản nhiệt có thể xử lý trong điều kiện thực tế".
Tuy nhiên thì TDP được đa số hiểu là nhiệt lượng do linh kiện tỏa ra mà hệ thống làm mát phải xử lý chúng. Đơn vị của TDP là watt (W), đơn vị này thường sử dụng cho chỉ số công suất (điện) nhưng cũng có thể dùng để chỉ nhiệt lượng.
TDP thường được sử dụng như thông số chỉ công suất của linh kiện vì chúng thường có giá trị tương đương nhau. Tuy nhiên, thông số này không phải lúc nào cũng chính xác, do đó bạn không nên sử dụng nó để quyết định lựa chọn bộ nguồn cho máy tính của bạn.
Chỉ số TDP của bộ xử lý AMD và Intel
Nếu chỉ số TDP dựa trên nhiệt lượng linh kiện tỏa ra khi tải một khối lượng lớn công việc, ai là người quyết định khối lượng công việc như thế nào là lớn và bộ xử lý chạy ở tốc độ xung nhịp bao nhiêu là phù hợp? Do vậy, không có một phương pháp chung nào để xác định chỉ số TDP. Các nhà sản xuất bộ xử lý sẽ sử dụng phương pháp riêng của họ. Chính vì đó mà các chuyên gia máy tính có cách đánh giá rất khác giữa chỉ số TDP trên CPU của Advanced Micro Devices (AMD) và Intel.
Về tổng thể, các chuyên gia đánh giá chỉ số TDP của AMD đưa ra sát với thực tế hơn. Trong khi đó, Intel thường đưa ra chỉ số TDP thấp hơn so với thực tế người dùng sử dụng, do đó mà người dùng CPU của Intel không nên sử dụng TDP để xác định kích cỡ bộ nguồn cho dàn máy tính của mình.
Anandtech gần đây đã giải thích cách Intel xác định chỉ số TDP và tại sao nó lại luôn thấp hơn thực tế. CPU thường sẽ hoạt động ở chế độ Boost với tốc độ xử lý nhanh hơn khi hoạt động nặng và chỉ duy trì trong một khoảng thời gian. Và vấn đề xảy ra là do Intel thường đo TDP khi bộ xử lý hoạt động ở chế độ bình thường nhiều hơn khi ở chế độ Boost. Vì vậy, bộ xử lý của Intel thường nóng hơn so với chỉ số ghi bên ngoài hộp linh kiện. Nếu hệ thống làm mát không thể tải nổi mức nhiệt cao, bộ xử lý sẽ giảm tốc độ lại để tự bảo vệ nó. Và kết quả là cả chiếc máy tính sẽ chậm lại. Với bộ tản nhiệt tốt hơn thì những vấn đề trên không còn đáng quan ngại.
Trong khi đó, về phía AMD thì đã có rất nhiều bài viết trên các diễn đàn cho biết ngay cả khi ép xung ở mức độ vừa phải, thì bộ xử lý của AMD vẫn mát hơn so với chỉ số in trên vỏ hộp.
Tất cả là để lựa chọn bộ tản nhiệt
Bạn có thế quản lý chỉ số TDP cho cả hệ thống nếu bạn sử dụng bộ tản nhiệt phù hợp nhất với CPU đang dùng. Nếu không thực hiện ép xung hay các tinh chỉnh khác trên hệ thống hoặc chơi game thường xuyên thì bạn chỉ cần quạt tản nhiệt trên CPU là ổn. Nhưng đối với những game thủ thì bạn cần bộ tản nhiệt tốt hơn, đặc biệt là với những game nặng về bộ xử lý.
Một bộ tản nhiệt riêng gần như có thể xử lý toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra từ CPU. Với khoảng 60 sản phẩm của Cooler Master, hơn một nửa trong số đó có chỉ số TDP từ 150W trở lên, chúng đủ để giải quyết phần lớn CPU tầm trung. Bạn có thể mua bộ tản nhiệt vơi nhiều mức giá khác nhau, từ tản nhiệt nước có giá vài triệu cho đến quạt tản nhiệt khí có giá chỉ vài trăm nghìn.
TDP, T-Junction và Max Temps
Chỉ số TDP giúp bạn lựa chọn loại tản nhiệt phù hợp cho máy tính của mình. Nhưng con số này không cho bạn biết nhiệt độ hoạt động an toàn của linh kiện. Để xác định được nhiệt độ an toàn, bạn phải xem đến một trong hai chỉ số sau.
Nếu bạn sử dụng bộ xử lý của Intel, hãy xem chỉ số T-junction. Intel cho biết chỉ số này chỉ "điểm nhiệt độ tối đa mà tại đó bộ xử lý sẽ chết". "Chết" ở đây có ý chỉ một bộ phận nhỏ trên bảng mạch silicon ngưng hoạt động. Ví dụ như với bộ xử lý Core i9-9900K, nó có chỉ số TDP là 95W và chỉ số T-junction là 100 độ C. Để xem chỉ số T-junction, bạn có thể truy cập trang web của Intel's Ark và lựa chọn mẫu linh kiện của mình.
Đối với AMD, công ty này sử dụng chỉ số Max Temp, với ý nghĩa giống với T-junction của Intel. Bộ xử lý Ryzen 5 3600 có chỉ số TDP là 65W và Ryzen 5 3600X có TDP là 95W, nhưng cả hai có cùng chỉ số Max Temp. là 95 độ C.
Những con số trên rất cần thiết để bạn có thể khắc phục sự cố quá nhiệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì tốt nhất bạn nên tập trung vào chỉ số TDP hơn là T-Junction hay Max Temps.
Card đồ họa
Với đa số người dùng thì TDP cho CPU quan trong hơn. Card đồ họa cũng có chỉ số TDP, nhưng chúng cũng có sẵn bộ tản nhiệt riêng đi kèm bên trong. Bạn cũng có thể nâng cấp thêm bộ tản nhiệt cho card đồ họa nhưng chúng thường khó lắp đặt hơn và thật sự không cần thiết trừ khi bạn cần ép xung mạnh. Nếu bạn cần kiểm tra chỉ số TDP của card đồ họa, trang TechPowerUP là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn.
Công suất tỏa nhiệt là một thông số kỹ thuật quan trọng, đặc biệt là đối với CPU. Nhưng bạn đừng quá chú trọng định nghĩa của nó. TDP chỉ để giúp bạn lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp cho hệ thống của bạn. Và chỉ có vậy thôi.