Người dùng Táo rất kỳ dị. Họ không mua hàng theo kiểu càng rẻ càng tốt. Họ không mua hàng theo khái niệm "giá hời" của cả thế giới, mà phải định nghĩa ra kiểu "giá hời" của riêng họ...
Không quan tâm đến giá hời
Nhắc đến iPhone đã luôn là nhắc đến kẻ thống trị phân khúc cao cấp một cách tuyệt đối. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Apple cố tình ngó lơ những người dùng không quá dư dả: trong quá khứ, đã có ít nhất 1 lần Apple từng thử nghiệm chính sách "giá cạnh tranh" với chiếc iPhone SE, ra mắt năm 2015. Dù có màn hình chỉ 4 inch, iPhone SE vẫn thu hút sự chú ý bằng mức giá chỉ 450 USD và chip A9, vốn là chip trên iPhone 6s và cũng là chip di động mạnh nhất của Apple khi đó. Sau 1 năm, khi iPhone 7 ra đời, iPhone SE thậm chí còn được hạ giá xuống chỉ 350 USD.
350 USD cũng là mức giá thấp nhất mà một chiếc iPhone từng chạm tới: trong những năm khác, iPhone giá rẻ nhất cũng chỉ giảm xuống 450 USD mà thôi.
Ấy thế mà iFan có vẻ chẳng quan tâm đến khái niệm giá hời. Chưa bao giờ iPhone SE đứng vào các bảng xếp hạng smartphone bán chạy nhất thế giới như iPhone 4, iPhone 6, iPhone X và iPhone XS Max cả. Không khó để nhận ra rằng, thương hiệu Apple dù có mạnh thật nhưng cũng không đủ mạnh để người dùng chấp nhận trải nghiệm 4 inch ở mức giá 350 USD.
Cũng trong năm cuối đời của iPhone SE (2016, cũng là năm của iPhone 7), doanh số Apple bắt đầu chững lại. Rõ ràng, mức giá rẻ chưa từng thấy của iPhone SE đã không hề đem lại hiệu ứng bất ngờ nào cả. Một năm sau, iPhone X ra đời, Tim Cook càng có thêm lý do để xa rời khái niệm "giá rẻ": dù được đẩy giá lên hẳn nghìn đô, iPhone X vẫn chứng kiến người hâm mộ đổ xô đi xếp hàng chờ mua. Bán được 60 triệu chiếc trong 1 năm, iPhone X cũng là chìa khóa trực tiếp để Apple vươn lên trở thành công ty công nghệ đầu tiên có trị giá nghìn tỷ. Có vẻ như, Apple đã tạo ra một nguyên tắc bán hàng rất quan trọng: dẹp giá rẻ đi, iPhone phải càng đắt mới càng có người mua?
Sinh ra để thất bại
Giá hời theo kiểu Táo
Những người ít tinh ranh hơn có lẽ đã nhìn vào iPhone X và lầm tưởng về bí quyết thành công của Táo. Tim Cook thì không: vị CEO của Apple hiểu rằng iPhone X chỉ là một trường hợp đặc biệt, khi các iFan phát cuồng vì thiết kế và trải nghiệm mới mẻ chưa từng thấy. Một khi trải nghiệm này đã cũ, sức hút ấy cũng sẽ nguội. Để khắc phục, Apple cần sử dụng lại một chiến lược tưởng chừng đã bị chứng minh là sai lệch: bán hàng "giá hời". Có điều, lần này định nghĩa "giá hời" phải là theo kiểu Apple: năm 2019, iPhone XR với giá "chỉ" 750 USD, rẻ hơn 250 USD so với iPhone XS và 350 USD so với XS Max.
Kết quả không thể bất ngờ hơn: trong quý 4 năm ngoái (cũng là quý tài chính quan trọng nhất của Apple), iPhone XR vượt mặt cả XS Max lẫn XS. Trong nửa đầu năm nay, iPhone XR vẫn đứng đầu bảng xếp hạng các mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới. Thậm chí, iPhone XR còn là một trong 3 mẫu smartphone cao cấp duy nhất lọt vào top 15 (2 chiếc còn lại là iPhone XS Max và iPhone 8). Sức hút của "món hời kiểu táo" lớn đến mức, iPhone XR vẫn dễ dàng vươn lên vị trí số 1 thế giới ngay cả khi Samsung, Huawei và Xiaomi tung ra át chủ bài trong đầu năm.
Năm nay, XS và XS Max bị khai tử, nhưng XR thì không. Kẻ kế thừa trực tiếp của XR là iPhone 11 thậm chí còn có giá được giảm 700 USD. Tim Cook đang tìm mọi cách để đẩy mạnh khung giá thành công nhất của Táo trong thời kỳ suy giảm.
Khung giá ấy chính là lời giải cho bài toán giá hời của Apple. Hóa ra, người mua iPhone không tìm "giá hời" theo kiểu của cả thế giới mà chỉ tìm giá hời theo kiểu riêng của nhà táo. Ngày xưa hàng "xịn" táo bán giá 650 USD thì món hời (đầu bảng năm ngoái) bán 550 USD và 450 USD. Ngày nay Táo bán hàng nghìn đô thì 750 USD lại được coi là... món hời. Người mua đổ xô đi mua phiên bản rút gọn của chiếc iPhone X nghìn đô từng rất "hot" mà không cần quan tâm đến sự khác biệt về màn hình, không quan tâm đến dung lượng RAM, không quan tâm cả đến bộ camera đơn phía sau.
Bảo sao iPhone chỉ chiếm thị phần tí ti mà táo vẫn cứ chiếm hết lợi nhuận của cả thị trường, sản phẩm bổ trợ (Apple Watch hay AirPods) vẫn cứ vươn lên áp đảo đổi thủ, mảng dịch vụ nhanh chóng phình to hơn cả tổng doanh thu Xiaomi... Người dùng Táo dư dả đến mức có hẳn định nghĩa "món hời" riêng cho mình cơ mà.
Không quan tâm đến giá hời
Nhắc đến iPhone đã luôn là nhắc đến kẻ thống trị phân khúc cao cấp một cách tuyệt đối. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Apple cố tình ngó lơ những người dùng không quá dư dả: trong quá khứ, đã có ít nhất 1 lần Apple từng thử nghiệm chính sách "giá cạnh tranh" với chiếc iPhone SE, ra mắt năm 2015. Dù có màn hình chỉ 4 inch, iPhone SE vẫn thu hút sự chú ý bằng mức giá chỉ 450 USD và chip A9, vốn là chip trên iPhone 6s và cũng là chip di động mạnh nhất của Apple khi đó. Sau 1 năm, khi iPhone 7 ra đời, iPhone SE thậm chí còn được hạ giá xuống chỉ 350 USD.
350 USD cũng là mức giá thấp nhất mà một chiếc iPhone từng chạm tới: trong những năm khác, iPhone giá rẻ nhất cũng chỉ giảm xuống 450 USD mà thôi.
Nghịch lý nhà Táo: Đắt nghìn đô thì bán chạy, rẻ một nửa thì không ai mua... |
Cũng trong năm cuối đời của iPhone SE (2016, cũng là năm của iPhone 7), doanh số Apple bắt đầu chững lại. Rõ ràng, mức giá rẻ chưa từng thấy của iPhone SE đã không hề đem lại hiệu ứng bất ngờ nào cả. Một năm sau, iPhone X ra đời, Tim Cook càng có thêm lý do để xa rời khái niệm "giá rẻ": dù được đẩy giá lên hẳn nghìn đô, iPhone X vẫn chứng kiến người hâm mộ đổ xô đi xếp hàng chờ mua. Bán được 60 triệu chiếc trong 1 năm, iPhone X cũng là chìa khóa trực tiếp để Apple vươn lên trở thành công ty công nghệ đầu tiên có trị giá nghìn tỷ. Có vẻ như, Apple đã tạo ra một nguyên tắc bán hàng rất quan trọng: dẹp giá rẻ đi, iPhone phải càng đắt mới càng có người mua?
Sinh ra để thất bại
iPhone XR: Sinh ra để "làm nền" cho XS và XS Max. |
Những người ít tinh ranh hơn có lẽ đã nhìn vào iPhone X và lầm tưởng về bí quyết thành công của Táo. Tim Cook thì không: vị CEO của Apple hiểu rằng iPhone X chỉ là một trường hợp đặc biệt, khi các iFan phát cuồng vì thiết kế và trải nghiệm mới mẻ chưa từng thấy. Một khi trải nghiệm này đã cũ, sức hút ấy cũng sẽ nguội. Để khắc phục, Apple cần sử dụng lại một chiến lược tưởng chừng đã bị chứng minh là sai lệch: bán hàng "giá hời". Có điều, lần này định nghĩa "giá hời" phải là theo kiểu Apple: năm 2019, iPhone XR với giá "chỉ" 750 USD, rẻ hơn 250 USD so với iPhone XS và 350 USD so với XS Max.
Kết quả không thể bất ngờ hơn: trong quý 4 năm ngoái (cũng là quý tài chính quan trọng nhất của Apple), iPhone XR vượt mặt cả XS Max lẫn XS. Trong nửa đầu năm nay, iPhone XR vẫn đứng đầu bảng xếp hạng các mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới. Thậm chí, iPhone XR còn là một trong 3 mẫu smartphone cao cấp duy nhất lọt vào top 15 (2 chiếc còn lại là iPhone XS Max và iPhone 8). Sức hút của "món hời kiểu táo" lớn đến mức, iPhone XR vẫn dễ dàng vươn lên vị trí số 1 thế giới ngay cả khi Samsung, Huawei và Xiaomi tung ra át chủ bài trong đầu năm.
Năm nay, XS và XS Max bị khai tử, nhưng XR thì không. Kẻ kế thừa trực tiếp của XR là iPhone 11 thậm chí còn có giá được giảm 700 USD. Tim Cook đang tìm mọi cách để đẩy mạnh khung giá thành công nhất của Táo trong thời kỳ suy giảm.
Tại sự kiện iPhone 11, Tim Cook "khoe" XR là mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới. |
Bảo sao iPhone chỉ chiếm thị phần tí ti mà táo vẫn cứ chiếm hết lợi nhuận của cả thị trường, sản phẩm bổ trợ (Apple Watch hay AirPods) vẫn cứ vươn lên áp đảo đổi thủ, mảng dịch vụ nhanh chóng phình to hơn cả tổng doanh thu Xiaomi... Người dùng Táo dư dả đến mức có hẳn định nghĩa "món hời" riêng cho mình cơ mà.