Dù không phải công nghệ MicroLED đã được đồn đại từ lâu, nhưng MiniLED cũng sẽ mang lại các trải nghiệm màn hình vượt trội hơn hẳn cho iPad và MacBook mới.
Từ cuối năm ngoái đã có những tin đồn cho rằng Apple đang đầu tư mạnh tay để phát triển công nghệ màn hình MicroLED, công nghệ tiên tiến hơn hẳn so với nhiều ưu điểm vượt trội về độ tương phản, độ sáng và mức tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, loại màn hình này đặc biệt khó sản xuất và đắt đỏ đến mức Apple có lúc tưởng chừng như từ bỏ việc phát triển nó. Nhưng cuối cùng công ty đã tìm cách vượt qua các thách thức này.
Tuy vậy thành quả nghiên cứu này của Apple sẽ không sớm xuất hiện.
Một báo cáo mới từ nhà phân tích danh tiếng về Apple, Ming-Chi Kuo cho biết, công ty đang lựa chọn một công nghệ mang tính bước đệm cho iPad Pro và MacBook mới của mình: màn hình MiniLED. Dự kiến các sản phẩm này sẽ có mặt "từ cuối năm 2020 đến giữa 2021". Vậy MiniLED là gì?
Dù khắc phục được các trở ngại về kỹ thuật của MicroLED, nhưng đây vẫn là công nghệ màn hình đắt đỏ và khó sản xuất, do vậy nhiều khả năng các nhà sản xuất muốn sử dụng công nghệ MiniLED như một bước đệm cho đến khi MicroLED chứng minh được khả năng mang lại lợi nhuận của mình. Sự khác nhau giữa hai công nghệ này là gì?
Cũng như tên gọi của mình. Các bóng đèn led phát sáng của MiniLED có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước dưới 100 micron của các bóng MicroLED, tuy vậy chúng vẫn nhỏ hơn đáng kể so với bóng LED trên các màn hình hiện tại. Kích thước các bóng phát sáng nhỏ hơn, nghĩa là chúng sẽ cho các màn hình độ phân giải cao hơn cũng như tiềm năng của khả năng đặt camera sau màn hình.
Hơn nữa, công nghệ màn hình này đã sẵn sàng cho việc sản xuất, với một tấm nền chỉ có giá thành cao hơn khoảng 20% so với tấm nền LCD thông thường và nó cũng có thể tạo ra thiết kế dạng dẻo nếu cần thiết.
Với giá thành hợp lý hơn MicroLED, ông Kuo dự báo nhiều khả năng công nghệ MiniLED sẽ được trang bị trước tiên cho dòng iPad Pro và MacBook. Sau đó công nghệ này có thể đổ bộ lên iPhone, nhưng sẽ không ra mắt trước 2021.
Nhiều khả năng hãng LG Display của Hàn Quốc sẽ là đơn vị sản xuất lô hàng MiniLED đầu tiên cho Apple. Bên cạnh đó còn có nhiều nhà cung cấp phụ khác như Epistar, Zhen Ding, Radiant Opto-Electronics, Nichia, Avary Holding và TSMT – tất cả các công ty này đều đã nghiên cứu về MiniLED trong một thời gian dài.
Việc có nhiều nhà cung cấp tham gia cũng là một trong những lý do Apple lựa chọn công nghệ MiniLED cho iPad Pro và MacBook, nhằm tránh phải phụ thuộc vào Samsung như nhà cung cấp duy nhất cho màn hình MicroLED – điều đang xảy ra với tấm nền OLED trên iPhone. Tuy vậy, nhiều khả năng Apple vẫn sẽ sử dụng màn hình MicroLED cho Apple Watch.
Cho đến nay Samsung đã trình diễn nguyên mẫu TV màn hình MicroLED khổng lồ và tuyên bố rằng các tấm nền này có thể sản xuất với bất kỳ kích thước nào trên quy mô lớn, thậm chí cả điện thoại.
Từ cuối năm ngoái đã có những tin đồn cho rằng Apple đang đầu tư mạnh tay để phát triển công nghệ màn hình MicroLED, công nghệ tiên tiến hơn hẳn so với nhiều ưu điểm vượt trội về độ tương phản, độ sáng và mức tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, loại màn hình này đặc biệt khó sản xuất và đắt đỏ đến mức Apple có lúc tưởng chừng như từ bỏ việc phát triển nó. Nhưng cuối cùng công ty đã tìm cách vượt qua các thách thức này.
Tuy vậy thành quả nghiên cứu này của Apple sẽ không sớm xuất hiện.
Một báo cáo mới từ nhà phân tích danh tiếng về Apple, Ming-Chi Kuo cho biết, công ty đang lựa chọn một công nghệ mang tính bước đệm cho iPad Pro và MacBook mới của mình: màn hình MiniLED. Dự kiến các sản phẩm này sẽ có mặt "từ cuối năm 2020 đến giữa 2021". Vậy MiniLED là gì?
Dù khắc phục được các trở ngại về kỹ thuật của MicroLED, nhưng đây vẫn là công nghệ màn hình đắt đỏ và khó sản xuất, do vậy nhiều khả năng các nhà sản xuất muốn sử dụng công nghệ MiniLED như một bước đệm cho đến khi MicroLED chứng minh được khả năng mang lại lợi nhuận của mình. Sự khác nhau giữa hai công nghệ này là gì?
Cũng như tên gọi của mình. Các bóng đèn led phát sáng của MiniLED có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước dưới 100 micron của các bóng MicroLED, tuy vậy chúng vẫn nhỏ hơn đáng kể so với bóng LED trên các màn hình hiện tại. Kích thước các bóng phát sáng nhỏ hơn, nghĩa là chúng sẽ cho các màn hình độ phân giải cao hơn cũng như tiềm năng của khả năng đặt camera sau màn hình.
Hơn nữa, công nghệ màn hình này đã sẵn sàng cho việc sản xuất, với một tấm nền chỉ có giá thành cao hơn khoảng 20% so với tấm nền LCD thông thường và nó cũng có thể tạo ra thiết kế dạng dẻo nếu cần thiết.
Với giá thành hợp lý hơn MicroLED, ông Kuo dự báo nhiều khả năng công nghệ MiniLED sẽ được trang bị trước tiên cho dòng iPad Pro và MacBook. Sau đó công nghệ này có thể đổ bộ lên iPhone, nhưng sẽ không ra mắt trước 2021.
Nhiều khả năng hãng LG Display của Hàn Quốc sẽ là đơn vị sản xuất lô hàng MiniLED đầu tiên cho Apple. Bên cạnh đó còn có nhiều nhà cung cấp phụ khác như Epistar, Zhen Ding, Radiant Opto-Electronics, Nichia, Avary Holding và TSMT – tất cả các công ty này đều đã nghiên cứu về MiniLED trong một thời gian dài.
Việc có nhiều nhà cung cấp tham gia cũng là một trong những lý do Apple lựa chọn công nghệ MiniLED cho iPad Pro và MacBook, nhằm tránh phải phụ thuộc vào Samsung như nhà cung cấp duy nhất cho màn hình MicroLED – điều đang xảy ra với tấm nền OLED trên iPhone. Tuy vậy, nhiều khả năng Apple vẫn sẽ sử dụng màn hình MicroLED cho Apple Watch.
Cho đến nay Samsung đã trình diễn nguyên mẫu TV màn hình MicroLED khổng lồ và tuyên bố rằng các tấm nền này có thể sản xuất với bất kỳ kích thước nào trên quy mô lớn, thậm chí cả điện thoại.