Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và có giá trị triệu USD, máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.
Ngày 15/8, chiếc máy bay của hãng hàng không Ural Airlines đã phải hạ cánh bằng bụng trên cánh đồng ngô ở vùng ngoại ô Moscow sau khi cất cánh chỉ vài phút. Truyền thông địa phương gọi đây là "phép màu cánh đồng ngô". Một động cơ bốc cháy đã rơi ra, càng bánh máy bay không kịp hạ nhưng thân máy bay đã không bị vỡ khi tiếp đất.
Máy bay A321 khởi hành từ sân bay Zhukovsky theo hướng Moscow-Simferopol (Crimea) chở theo 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Khi nó vừa cất cánh được vài giây thì bất ngờ một đàn chim lao vào động cơ máy bay khiến nó bốc cháy. Phi hành đoàn quyết định tắt máy, hạ cánh khẩn cấp mà không quay lại sân bay.
Đây là lần hiếm hoi máy bay va chạm vào chim khiến cả 2 động cơ bị hỏng. Thực tế là việc chim va chạm với máy bay xảy ra khá thường xuyên. Theo dữ liệu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), có tới 14.661 vụ va chạm xảy ra giữa máy bay và động vật vào năm 2018, tương đương khoảng 40 vụ mỗi ngày.
Những vụ va chạm giữa máy bay và chim gây tai nạn trong 2 thập kỷ qua khiến hơn 106 người chết, tổng thiệt hại 1,2 tỷ USD. Không chỉ máy bay chở khách, những loại máy bay quân sự cũng không tránh khỏi tai nạn với chim. Đầu tháng 10, máy bay E-6B Mercury của hải quân Mỹ đã bị hỏng động cơ, thiệt hại 2 triệu USD vì đâm vào chim khi hạ cánh.
Vì sao chim thích sống gần sân bay?
Bầu trời quá rộng lớn, và thực tế có rất ít khả năng chim va chạm với máy bay ở độ cao hàng km. Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay đang cất hoặc hạ cánh. Lý do là nhiều loài chim thích sống quanh khu vực sân bay.
Mặc dù khu vực xung quanh sân bay rất ồn ào, đây lại là môi trường lý tưởng với những loài chim nhỏ bởi có ít nhà cửa, dân cư xung quanh. Những loài chim săn mồi, kích thước lớn thường không lảng vảng ở sân bay, do vậy nơi đây cũng an toàn hơn.
Nhận ra điều này, nhiều sân bay đã phải cải tạo lại để môi trường bớt lý tưởng đối với chim. Họ phải chặt bỏ bớt cây to, cắt cỏ thường xuyên, giảm bớt số hồ nước xung quanh sân bay. Sân bay Cherry Capital tại bang Michigan nuôi chó để đuổi bớt chim.
Điều gì xảy ra khi máy bay va chạm với chim?
Khi tai nạn xảy ra, đối tượng thiếu may mắn nhất chắc chắn là những chú chim. Việc va chạm với một con chim thường không gây nguy hiểm với máy bay, nhưng va chạm với cả đàn thì khác.
"Chiếc máy bay được thiết kế để chịu đựng va chạm với chim. Máy bay được thử nghiệm va chạm với xác chim bắn từ súng để kiểm nghiệm độ bền của kính chắn gió và các bộ phận khác. Tôi từng va chạm với chim nhiều lần, và lần tệ nhất chỉ để lại một vết lún trên thân máy bay", phi công Patrick Smith nói trên Telegraph.
Khi chim bị cuốn vào động cơ máy bay, chúng ngay lập tức bị xé thành nhiều mảnh. Nếu con chim quá to, vụ va cham có thể làm hỏng động cơ.
"Mất một động cơ không khiến máy bay rơi ngay được, bởi máy bay vẫn có thể hoạt động khi một động cơ hỏng. Tuy nhiên, khi cả đàn chim va vào động cơ, hay khi va chạm với những loài chim lớn như ngỗng Canada, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra", ông Stephen Landells, chuyên gia an toàn của Hiệp hội phi công Anh (BALPA) cho biết.
"Những con chim có thể làm cong, vỡ cánh quạt của động cơ. Chim càng to, nặng thì càng để lại hậu quả nghiêm trọng. Với tốc độ bay 250 knot, khi va chạm với một con ngỗng vừa phải, máy bay sẽ chịu lực tương đương 22,6 tấn.
Những loài chim nhỏ, đi theo đàn cũng có thể gây ra tai nạn. Năm 1960, máy bay của Eastearn Airlines từng rơi ở Boston sau khi va chạm với một đàn chim sáo đá", ông Smith giải thích.
Làm thế nào để máy bay tránh va chạm với chim?
Năm 2009, máy bay Airbus A320 do cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger điều khiển vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia Airport, thành phố New York thì va chạm với một đàn ngỗng. Vụ va chạm khiến cả hai động cơ của máy bay bị hỏng, và hành khách chỉ sống sót nhờ cơ trưởng Sully điều khiển máy bay hạ cánh xuống sông Hudson.
Vụ tai nạn nổi tiếng này đã được dựng thành bộ phim ra mắt năm 2016. Sau tai nạn, chính quyền thành phố New York quyết định thực hiện nhiều biện pháp để giảm số lượng chim xung quanh sân bay. Theo AP, từ năm 2009 đến 2017, thành phố đã giết gần 70.000 con chim để đảm bảo an toàn cho các sân bay.
Giảm lượng chim gần sân bay là biện pháp chung để hạn chế số vụ tai nạn do va chạm với chim. Ngoài những biện pháp sinh học, các sân bay còn ứng dụng công nghệ để đuổi bớt chim. Súng siêu âm, đèn laser hay giả âm thanh của chim, thú săn mồi là các biện pháp giúp chim không tập trung về sân bay.
"Chúng tôi theo dõi hoạt động của chim 24/7 và lưu lại mọi thứ. Chúng tôi cũng có nhiều chiến thuật để xua bớt chim đi như sử dụng xe gắn loa, loại bỏ các nguồn thức ăn, kiểm soát độ dài của cỏ và theo dõi hướng bay của chim", Joe Audcent, nhân viên an ninh tại sân bay Heathrow, Anh chia sẻ.
"Phi công có nhiều biện pháp để đảm bảo loài chim nhận ra máy bay đang đến gần. Quan trọng nhất là phải bật đèn, kiểm soát tốc độ để những con chim có thể tránh được máy bay", ông Landells cho biết.
Ngày 15/8, chiếc máy bay của hãng hàng không Ural Airlines đã phải hạ cánh bằng bụng trên cánh đồng ngô ở vùng ngoại ô Moscow sau khi cất cánh chỉ vài phút. Truyền thông địa phương gọi đây là "phép màu cánh đồng ngô". Một động cơ bốc cháy đã rơi ra, càng bánh máy bay không kịp hạ nhưng thân máy bay đã không bị vỡ khi tiếp đất.
Máy bay A321 khởi hành từ sân bay Zhukovsky theo hướng Moscow-Simferopol (Crimea) chở theo 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Khi nó vừa cất cánh được vài giây thì bất ngờ một đàn chim lao vào động cơ máy bay khiến nó bốc cháy. Phi hành đoàn quyết định tắt máy, hạ cánh khẩn cấp mà không quay lại sân bay.
Máy bay của hãng Ural Airlines đáp xuống cánh đồng ngô bằng bụng sau khi va chạm với một đàn chim. Ảnh: AP. |
Những vụ va chạm giữa máy bay và chim gây tai nạn trong 2 thập kỷ qua khiến hơn 106 người chết, tổng thiệt hại 1,2 tỷ USD. Không chỉ máy bay chở khách, những loại máy bay quân sự cũng không tránh khỏi tai nạn với chim. Đầu tháng 10, máy bay E-6B Mercury của hải quân Mỹ đã bị hỏng động cơ, thiệt hại 2 triệu USD vì đâm vào chim khi hạ cánh.
Vì sao chim thích sống gần sân bay?
Bầu trời quá rộng lớn, và thực tế có rất ít khả năng chim va chạm với máy bay ở độ cao hàng km. Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay đang cất hoặc hạ cánh. Lý do là nhiều loài chim thích sống quanh khu vực sân bay.
Các vụ tai nạn do đâm vào chim thường xảy ra khi máy bay cất hoặc hạ cánh. Ảnh: Getty. |
Nhận ra điều này, nhiều sân bay đã phải cải tạo lại để môi trường bớt lý tưởng đối với chim. Họ phải chặt bỏ bớt cây to, cắt cỏ thường xuyên, giảm bớt số hồ nước xung quanh sân bay. Sân bay Cherry Capital tại bang Michigan nuôi chó để đuổi bớt chim.
Điều gì xảy ra khi máy bay va chạm với chim?
Khi tai nạn xảy ra, đối tượng thiếu may mắn nhất chắc chắn là những chú chim. Việc va chạm với một con chim thường không gây nguy hiểm với máy bay, nhưng va chạm với cả đàn thì khác.
"Chiếc máy bay được thiết kế để chịu đựng va chạm với chim. Máy bay được thử nghiệm va chạm với xác chim bắn từ súng để kiểm nghiệm độ bền của kính chắn gió và các bộ phận khác. Tôi từng va chạm với chim nhiều lần, và lần tệ nhất chỉ để lại một vết lún trên thân máy bay", phi công Patrick Smith nói trên Telegraph.
Một chiếc Boeing 737 tại Sudan bị hỏng phần mũi vì va chạm với chim khi vừa cất cánh. Ảnh: Aviation WG. |
"Mất một động cơ không khiến máy bay rơi ngay được, bởi máy bay vẫn có thể hoạt động khi một động cơ hỏng. Tuy nhiên, khi cả đàn chim va vào động cơ, hay khi va chạm với những loài chim lớn như ngỗng Canada, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra", ông Stephen Landells, chuyên gia an toàn của Hiệp hội phi công Anh (BALPA) cho biết.
"Những con chim có thể làm cong, vỡ cánh quạt của động cơ. Chim càng to, nặng thì càng để lại hậu quả nghiêm trọng. Với tốc độ bay 250 knot, khi va chạm với một con ngỗng vừa phải, máy bay sẽ chịu lực tương đương 22,6 tấn.
Những loài chim nhỏ, đi theo đàn cũng có thể gây ra tai nạn. Năm 1960, máy bay của Eastearn Airlines từng rơi ở Boston sau khi va chạm với một đàn chim sáo đá", ông Smith giải thích.
Làm thế nào để máy bay tránh va chạm với chim?
Năm 2009, máy bay Airbus A320 do cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger điều khiển vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia Airport, thành phố New York thì va chạm với một đàn ngỗng. Vụ va chạm khiến cả hai động cơ của máy bay bị hỏng, và hành khách chỉ sống sót nhờ cơ trưởng Sully điều khiển máy bay hạ cánh xuống sông Hudson.
Vụ tai nạn nổi tiếng năm 2009, khi máy bay từ New York va chạm với chim và phải đáp xuống sông. Bộ phim Sully ra mắt năm 2016 lấy kịch bản từ chính vụ tai nạn này. |
Giảm lượng chim gần sân bay là biện pháp chung để hạn chế số vụ tai nạn do va chạm với chim. Ngoài những biện pháp sinh học, các sân bay còn ứng dụng công nghệ để đuổi bớt chim. Súng siêu âm, đèn laser hay giả âm thanh của chim, thú săn mồi là các biện pháp giúp chim không tập trung về sân bay.
"Chúng tôi theo dõi hoạt động của chim 24/7 và lưu lại mọi thứ. Chúng tôi cũng có nhiều chiến thuật để xua bớt chim đi như sử dụng xe gắn loa, loại bỏ các nguồn thức ăn, kiểm soát độ dài của cỏ và theo dõi hướng bay của chim", Joe Audcent, nhân viên an ninh tại sân bay Heathrow, Anh chia sẻ.
"Phi công có nhiều biện pháp để đảm bảo loài chim nhận ra máy bay đang đến gần. Quan trọng nhất là phải bật đèn, kiểm soát tốc độ để những con chim có thể tránh được máy bay", ông Landells cho biết.
Tags:
Life