iFixit đã hoàn thành quá trình mổ bụng bộ tai nghe AirPods Pro mới nhất, và như Apple đã xác nhận, nó không hề dễ dàng sửa chữa.
Trang iFixit chấm cho bộ tai nghe chống ồn mới nhất của Apple này số điểm 0/10 về mặt sửa chữa bởi chúng "không được thiết kế theo dạng mô-đun, sử dụng keo để cố định lại với nhau và thiếu đi các bộ phận thay thế khiến cho việc sửa chữa hoàn toàn không thực tế và không hề kinh tế chút nào". Điểm số 0/10 này của AirPods Pro cũng hoàn toàn tương tự với cả 2 phiên bản AirPods thông thường trước đây.
Điều này đồng nghĩa rằng, một khi viên pin bên trong AirPods Pro xuống cấp hay thậm chí là "chết", bán sẽ không thể sửa chữa chúng. Thay vào đó, bạn sẽ phải gửi lại cho Apple để tái chế hoặc tham gia vào chương trình "dịch vụ pin" với mức giá sửa chữa 49 USD (khoảng 1,1 triệu đồng) cho mỗi bên tai nếu hết thời hạn bảo hành. Đây là một con số quá cao so với mức giá 250 USD (khoảng 5,8 triệu đồng) của AirPods Pro.
Quá trình mổ bụng cũng tiết lộ một vài chi tiết thú vị về thiết kế của bộ tai nghe này. Đầu tiên, AirPods Pro thực tế nặng hơn 1/3 so với AirPods thường do tích hợp những tính năng mới như chống ồn chủ động và micrô hướng vào bên trong. Việc mổ bụng cũng lưu ý rằng người dùng chỉ có thể thay một bộ phận trên tai đó, đó tính là phần nút tai (ear tips) silicon, thế nhưng lại tùy chỉnh lại thiết kế khiến nó không tương thích với những mẫu ear tips bên thứ ba. Tuy nhiên, do AirPods khá phổ biến nên nhiều khả năng, các công ty khác cũng sẽ tung ra những bộ tips của riêng mình dành cho AirPods Pro.
Có một phát hiện hấp dẫn, đó chính là việc Apple sử dụng loại pin dạng đồng hồ bên trong mỗi củ tai. iFixit lưu ý, viên pin này tương tự như viên pin bên trong Samsung Galaxy Buds và có thể thay thế được. Tuy nhiên, AirPods Pro không giống hoàn toàn bởi viên pin này bị hàn chặt với một sợi cáp nối.
Không có gì quá ngạc nhiên khi AirPods Pro khả năng sửa chữa của AirPods Pro bằng không bởi chúng được thiết kế nhỏ và nhẹ nhất có thể. Và so với lượng chất thải do ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng tạo ra, tác động đến môi trường từ AirPods Pro sẽ rất thấp.
Nhưng với việc Apple luôn tự hào rằng các tòa nhà của mình sử dụng năng lượng tái tạo cũng như tận dụng các vật liệu tái chế trong sản phẩm, thật đáng buồn khi một trong những sản phẩm thành công nhất của họ trong nhiều năm gần đây vẫn không thể sửa chữa và chỉ có thể vứt đi trong trường hợp hư hỏng.
Trang iFixit chấm cho bộ tai nghe chống ồn mới nhất của Apple này số điểm 0/10 về mặt sửa chữa bởi chúng "không được thiết kế theo dạng mô-đun, sử dụng keo để cố định lại với nhau và thiếu đi các bộ phận thay thế khiến cho việc sửa chữa hoàn toàn không thực tế và không hề kinh tế chút nào". Điểm số 0/10 này của AirPods Pro cũng hoàn toàn tương tự với cả 2 phiên bản AirPods thông thường trước đây.
Điều này đồng nghĩa rằng, một khi viên pin bên trong AirPods Pro xuống cấp hay thậm chí là "chết", bán sẽ không thể sửa chữa chúng. Thay vào đó, bạn sẽ phải gửi lại cho Apple để tái chế hoặc tham gia vào chương trình "dịch vụ pin" với mức giá sửa chữa 49 USD (khoảng 1,1 triệu đồng) cho mỗi bên tai nếu hết thời hạn bảo hành. Đây là một con số quá cao so với mức giá 250 USD (khoảng 5,8 triệu đồng) của AirPods Pro.
Một khi tháo banh AirPods Pro ra, việc lắp lại AirPods Pro là hoàn toàn bất khả thi |
Có một phát hiện hấp dẫn, đó chính là việc Apple sử dụng loại pin dạng đồng hồ bên trong mỗi củ tai. iFixit lưu ý, viên pin này tương tự như viên pin bên trong Samsung Galaxy Buds và có thể thay thế được. Tuy nhiên, AirPods Pro không giống hoàn toàn bởi viên pin này bị hàn chặt với một sợi cáp nối.
AirPods Pro sử dụng viên pin dạng đồng hồ nhưng không dễ dàng để thay thế |
Nhưng với việc Apple luôn tự hào rằng các tòa nhà của mình sử dụng năng lượng tái tạo cũng như tận dụng các vật liệu tái chế trong sản phẩm, thật đáng buồn khi một trong những sản phẩm thành công nhất của họ trong nhiều năm gần đây vẫn không thể sửa chữa và chỉ có thể vứt đi trong trường hợp hư hỏng.