Động cơ SABRE sẽ khiến thời gian ngồi trên máy bay còn ngắn hơn quá trình ra sân bay và làm thủ tục.
Một thiết bị di chuyển với tốc độ 5 lần độ nhanh của âm thanh - hay còn gọi là tốc độ Mach 5 - sẽ đi hết quãng đường London - New York chỉ với 2 giờ đồng hồ. Quãng đường vừa nêu dài 5.585 km theo đường chim bay, gấp 4,8 lần chặng bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, tức là với Mach 5, ta sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất chỉ sau hơn 11 phút.
Có thể khẳng định luôn: với vận tốc Mach 5, thời gian ra sân bay làm thủ tục sẽ dài hơn cả thời gian bạn ngồi trên máy bay.
Mach 5 nhanh gần gấp đôi tốc độ của phi cơ Concorde xưa kia, và nhanh hơn con “chim đen” SR-71 Blackbird - phi cơ vận hành bằng động cơ phản lực nhanh nhất thế giới - khoảng 50%. Để đạt được vận tốc kinh hoàng này, ta sẽ cần tới một động cơ chưa từng tồn tại trong lịch sử nhân loại.
Tuần vừa rồi, nhân loại đã lần đầu tiên có được bằng chứng về sự tồn tại của động cơ như thế; đây là thành quả của dự án nghiên cứu và phát triển kéo dài 30 năm của Reaction Engines.
Reaction Engines được thành lập năm 1989 bởi ba kỹ sư lực đẩy của Rolls-Royce, đó là Alan Bond, Richard Varvill và John Scott Scott. Ý tưởng ban đầu của họ: để một động cơ đạt được vận tốc siêu thanh, không khí đi vào động cơ sẽ phải được làm mát nhanh chóng, nếu không động cơ sẽ tan chảy dưới chính nhiệt lượng tạo ra bởi ma sát giữa nó và không khí.
Đột phá của Reaction Engines cũng chính là cách giải quyết vấn đề này, họ có thể làm mát không khí với tốc độ nhanh, đưa nó xuống -150 độ C chỉ trong 1/20 giây đồng hồ. Thiết bị “trao đổi nhiệt” cực nhẹ này sẽ cho phép máy bay vận hành với vận tốc Mach 5 trong khí quyển Trái Đất. Đột phá này đánh dấu sự ra đời của SABRE - Synergetic Air-Breathing Rocket Engine - Động cơ Tên lửa Thổi không khí Hợp lực.
SABRE có khả năng “thổi không khí” để đi hết 20% quãng đường từ mặt đất lên quỹ đạo, rồi chuyển sang chế độ tên lửa để đi hết quãng đường còn lại.
Tuần vừa rồi, Reaction Engines đạt được một dấu mốc quan trọng: Họ thử nghiệm thành công hệ thống trao đổi nhiệt trong điều kiện nhiệt độ cao tương tự khi di chuyển với vận tốc Mach 5. Thử nghiệm đã diễn ra tại Cảng Hàng không Vũ trụ Colorado.
CEO của Reaction Engines, Mark Thomas có đôi lời phát biểu:
“Đây là thời khắc lớn trong chặng đường phát triển công nghệ du hành không gian, thử nghiệm làm mát không khí của Reaction Engines đã thành công ở điều kiện Mach 5, vượt qua kỷ lục Mach 3,3 trước đây, mở lối cho những chuyến bay siêu thanh của tương lai”.
Động cơ này không chỉ dừng lại ở thành tựu chinh phục bầu trời. Kỹ thuật làm mát được phát triển bởi Reaction Engines sẽ cải thiện được công nghệ phản lực ta đang có, bên cạnh đó sẽ thay đổi cả bộ mặt của ngành ô tô, du hành vũ trụ, năng lượng và các quy trình công nghiệp khác.
“Bên cạnh việc ứng dụng SABRE vào công nghệ tên lửa, còn rất nhiều ngành khác có thể sử dụng công nghệ làm mát của chúng tôi, hiện tại đã có rất nhiều khách hàng tiềm năng và đối tác công nghệ quan tâm tới Reaction Engines”, ông Thomas nói thêm.
Đột phá của Reaction Engines đã thu hút ánh mắt của chính phủ Anh, Cơ quan Các Dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Mỹ và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Nó cũng đã gây được số quỹ 100 triệu bảng Anh từ nhiều nguồn, rồi ký hợp đồng đầu tư với BAE Systems, một chương trình đầu tư kết hợp giữa Rolls-Royce và Boeing.
Dự kiến, Reactions Engines sẽ lắp ráp động cơ mẫu đầu tiên trong năm 2020.
Một thiết bị di chuyển với tốc độ 5 lần độ nhanh của âm thanh - hay còn gọi là tốc độ Mach 5 - sẽ đi hết quãng đường London - New York chỉ với 2 giờ đồng hồ. Quãng đường vừa nêu dài 5.585 km theo đường chim bay, gấp 4,8 lần chặng bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, tức là với Mach 5, ta sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất chỉ sau hơn 11 phút.
Có thể khẳng định luôn: với vận tốc Mach 5, thời gian ra sân bay làm thủ tục sẽ dài hơn cả thời gian bạn ngồi trên máy bay.
Mach 5 nhanh gần gấp đôi tốc độ của phi cơ Concorde xưa kia, và nhanh hơn con “chim đen” SR-71 Blackbird - phi cơ vận hành bằng động cơ phản lực nhanh nhất thế giới - khoảng 50%. Để đạt được vận tốc kinh hoàng này, ta sẽ cần tới một động cơ chưa từng tồn tại trong lịch sử nhân loại.
Tuần vừa rồi, nhân loại đã lần đầu tiên có được bằng chứng về sự tồn tại của động cơ như thế; đây là thành quả của dự án nghiên cứu và phát triển kéo dài 30 năm của Reaction Engines.
Reaction Engines được thành lập năm 1989 bởi ba kỹ sư lực đẩy của Rolls-Royce, đó là Alan Bond, Richard Varvill và John Scott Scott. Ý tưởng ban đầu của họ: để một động cơ đạt được vận tốc siêu thanh, không khí đi vào động cơ sẽ phải được làm mát nhanh chóng, nếu không động cơ sẽ tan chảy dưới chính nhiệt lượng tạo ra bởi ma sát giữa nó và không khí.
Đột phá của Reaction Engines cũng chính là cách giải quyết vấn đề này, họ có thể làm mát không khí với tốc độ nhanh, đưa nó xuống -150 độ C chỉ trong 1/20 giây đồng hồ. Thiết bị “trao đổi nhiệt” cực nhẹ này sẽ cho phép máy bay vận hành với vận tốc Mach 5 trong khí quyển Trái Đất. Đột phá này đánh dấu sự ra đời của SABRE - Synergetic Air-Breathing Rocket Engine - Động cơ Tên lửa Thổi không khí Hợp lực.
SABRE có khả năng “thổi không khí” để đi hết 20% quãng đường từ mặt đất lên quỹ đạo, rồi chuyển sang chế độ tên lửa để đi hết quãng đường còn lại.
Tuần vừa rồi, Reaction Engines đạt được một dấu mốc quan trọng: Họ thử nghiệm thành công hệ thống trao đổi nhiệt trong điều kiện nhiệt độ cao tương tự khi di chuyển với vận tốc Mach 5. Thử nghiệm đã diễn ra tại Cảng Hàng không Vũ trụ Colorado.
CEO của Reaction Engines, Mark Thomas có đôi lời phát biểu:
“Đây là thời khắc lớn trong chặng đường phát triển công nghệ du hành không gian, thử nghiệm làm mát không khí của Reaction Engines đã thành công ở điều kiện Mach 5, vượt qua kỷ lục Mach 3,3 trước đây, mở lối cho những chuyến bay siêu thanh của tương lai”.
Động cơ này không chỉ dừng lại ở thành tựu chinh phục bầu trời. Kỹ thuật làm mát được phát triển bởi Reaction Engines sẽ cải thiện được công nghệ phản lực ta đang có, bên cạnh đó sẽ thay đổi cả bộ mặt của ngành ô tô, du hành vũ trụ, năng lượng và các quy trình công nghiệp khác.
“Bên cạnh việc ứng dụng SABRE vào công nghệ tên lửa, còn rất nhiều ngành khác có thể sử dụng công nghệ làm mát của chúng tôi, hiện tại đã có rất nhiều khách hàng tiềm năng và đối tác công nghệ quan tâm tới Reaction Engines”, ông Thomas nói thêm.
Đột phá của Reaction Engines đã thu hút ánh mắt của chính phủ Anh, Cơ quan Các Dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Mỹ và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Nó cũng đã gây được số quỹ 100 triệu bảng Anh từ nhiều nguồn, rồi ký hợp đồng đầu tư với BAE Systems, một chương trình đầu tư kết hợp giữa Rolls-Royce và Boeing.
Dự kiến, Reactions Engines sẽ lắp ráp động cơ mẫu đầu tiên trong năm 2020.
Tags:
Life