Quá trình sản xuất chip nhớ hàng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2020, khi Bắc Kinh chính thức khởi động chế độ "tự cung tự cấp" về công nghệ.
Ngành công nghiệp chip non trẻ của Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá lớn. Cụ thể, các công ty trong nước đang tiến vào lộ trình để sản xuất khoảng 5% chip nhớ của thế giới vào cuối năm 2020, từ con số 0 về sản lượng vào năm ngoái.
Để đạt được mục tiêu này, chính quyền luôn ủng hộ và ưu tiên chiến lược trí tuệ nhân tạo ở Bắc Kinh, đã bơm hàng tỷ USD để xây dựng lại từ đầu ngành công nghiệp bán dẫn, trong nhiều năm qua. Chiến lược này đã ngày càng trở nên cấp bách hơn, sau lệnh cấm Trung Quốc sử dụng một số công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như chip nhớ cho các thiết bị quân sự và an ninh.
Yangtze Memory Technologies, công ty sản xuất chip nhớ flash NAND, dự kiến sẽ tăng gấp ba sản lượng lên 60.000 tấm wafer mỗi tháng, tương đương 5% sản lượng thế giới, vào cuối năm tới. Nền tảng chống lưng chính là nhà máy mới trị giá 24 tỷ USD ở Vũ Hán, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016. Wager là các tấm silicon mỏng đã được cấy các vật liệu, nguyên liệu chính để sản xuất các loại chip xử lý.
Trong khi đó, ChangXin Memory Technologies, dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng chip DRAM, lên 40.000 tấm wafer mỗi tháng, tương đương 3% sản lượng DRAM thế giới, tại cơ sở trị giá 8 tỷ USD của nó ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Sản lượng toàn cầu hiện tại của chip flash NAND và DRAM, mà Trung Quốc chưa sản xuất trước đây, là khoảng 1,3 triệu tấm wafer mỗi tháng, cho mỗi loại chip. Cả hai thị trường đều bị chi phối bởi các nhà sản xuất đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản như Samsung Electronics, SK Hynix, Micron và Kioxia (trước đây là Toshiba Memory).
"Cả hai dự án Trung Quốc hiện có sản lượng quy mô nhỏ, nhưng chất lượng đang được cải thiện", một người quen thuộc với tiến độ của cả hai dự án cho biết. "Tất cả họ đang mở rộng sản xuất từ nay đến năm sau, một cách chắc chắn".
Yangtze Memory từ chối bình luận về mức sản lượng, chỉ nói rằng họ đã bắt đầu sản xuất chip nhớ flash NAND 64 lớp vào tháng 9 và sẽ tăng sản xuất theo kế hoạch của công ty. ChangXin Memory thì từ chối bình luận.
Chip flash NAND, với thị trường trị giá 56 tỷ USD một năm và chip DRAM, với thị trường trị giá 95 tỷ USD một năm, là thành phần bộ nhớ thiết yếu được sử dụng trong một loạt các thiết bị từ điện thoại thông minh, máy chủ trung tâm dữ liệu cho đến ô tô tự lái.
Các nguồn tin cho biết đơn đặt hàng cho chip flash NAND của Yangtze Memory đã đến từ một số công ty trong nước và cả quốc tế như Lenovo. Đại diện công ty cho biết họ hy vọng sản phẩm của mình sẽ được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. "Là một nhà cung cấp sản phẩm bộ nhớ sáng tạo toàn cầu, mục tiêu của Yangtze Memory là phục vụ thị trường toàn cầu", đại diện công ty nói.
"Các lô hàng của Yangtze Memory có thể trông giống như những hạt đậu nhỏ khi so với những đối thủ lớn như Samsung Electronics, SK Hynix và Toshiba (nay là Kioxia). Nhưng Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự bởi vì khái niệm kiếm lợi nhuận của họ khác với những người khác", một giám đốc điều hành của Lite-On Technology, công ty có liên doanh với công ty mẹ của Yangtze Memory là Tsinghua Unigroup cho biết.
"12 tháng tới sẽ rất quan trọng", Mark Li, một nhà phân tích về bán dẫn kỳ cựu tại công ty nghiên cứu Bernstein Research cho biết. "Khi các sản phẩm bộ nhớ này trở nên phổ biến rộng rãi trên thị trường, mọi người sẽ có thể xác minh rằng chúng có vi phạm tài sản trí tuệ của các công ty khác hay không".
Tuy nhiên, vẫn còn đó một thách thức nữa liên quan tới sự cạnh tranh công nghệ liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chính quyền Washington đã đưa hơn 200 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế cấm sử dụng công nghệ Mỹ. Ảnh hưởng của nó khiến cho một số nhà sản xuất chip của Trung Quốc gần như ngừng hoạt động do bị cắt mối liên hệ khỏi các nhà cung cấp đến từ Mỹ.
"Có nhiều thách thức và sự không chắc chắn ở phía trước, đối với những công ty bán dẫn mới của Trung Quốc này. Nhưng họ sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ của họ, bởi chúng có liên quan tới sứ mệnh quan trọng là cắt giảm sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài", Arisa Liu, một nhà phân tích bán dẫn cho biết. "Tuy nhiên, sẽ mất khoảng ba năm để những công ty mới đến từ Trung Quốc này bắt đầu thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đơn vị đang lãnh đạo thị trường chip nhớ".
Ngành công nghiệp chip non trẻ của Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá lớn. Cụ thể, các công ty trong nước đang tiến vào lộ trình để sản xuất khoảng 5% chip nhớ của thế giới vào cuối năm 2020, từ con số 0 về sản lượng vào năm ngoái.
Để đạt được mục tiêu này, chính quyền luôn ủng hộ và ưu tiên chiến lược trí tuệ nhân tạo ở Bắc Kinh, đã bơm hàng tỷ USD để xây dựng lại từ đầu ngành công nghiệp bán dẫn, trong nhiều năm qua. Chiến lược này đã ngày càng trở nên cấp bách hơn, sau lệnh cấm Trung Quốc sử dụng một số công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như chip nhớ cho các thiết bị quân sự và an ninh.
Trung Quốc muốn tự chủ về công nghệ và đã bơm hàng tỷ USD cho các công ty trong lĩnh vực bán dẫn. |
Trong khi đó, ChangXin Memory Technologies, dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng chip DRAM, lên 40.000 tấm wafer mỗi tháng, tương đương 3% sản lượng DRAM thế giới, tại cơ sở trị giá 8 tỷ USD của nó ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Sản lượng toàn cầu hiện tại của chip flash NAND và DRAM, mà Trung Quốc chưa sản xuất trước đây, là khoảng 1,3 triệu tấm wafer mỗi tháng, cho mỗi loại chip. Cả hai thị trường đều bị chi phối bởi các nhà sản xuất đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản như Samsung Electronics, SK Hynix, Micron và Kioxia (trước đây là Toshiba Memory).
"Cả hai dự án Trung Quốc hiện có sản lượng quy mô nhỏ, nhưng chất lượng đang được cải thiện", một người quen thuộc với tiến độ của cả hai dự án cho biết. "Tất cả họ đang mở rộng sản xuất từ nay đến năm sau, một cách chắc chắn".
Yangtze Memory từ chối bình luận về mức sản lượng, chỉ nói rằng họ đã bắt đầu sản xuất chip nhớ flash NAND 64 lớp vào tháng 9 và sẽ tăng sản xuất theo kế hoạch của công ty. ChangXin Memory thì từ chối bình luận.
Phân chia thị trường chip nhớ, theo doanh thu. |
Các nguồn tin cho biết đơn đặt hàng cho chip flash NAND của Yangtze Memory đã đến từ một số công ty trong nước và cả quốc tế như Lenovo. Đại diện công ty cho biết họ hy vọng sản phẩm của mình sẽ được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. "Là một nhà cung cấp sản phẩm bộ nhớ sáng tạo toàn cầu, mục tiêu của Yangtze Memory là phục vụ thị trường toàn cầu", đại diện công ty nói.
"Các lô hàng của Yangtze Memory có thể trông giống như những hạt đậu nhỏ khi so với những đối thủ lớn như Samsung Electronics, SK Hynix và Toshiba (nay là Kioxia). Nhưng Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự bởi vì khái niệm kiếm lợi nhuận của họ khác với những người khác", một giám đốc điều hành của Lite-On Technology, công ty có liên doanh với công ty mẹ của Yangtze Memory là Tsinghua Unigroup cho biết.
"12 tháng tới sẽ rất quan trọng", Mark Li, một nhà phân tích về bán dẫn kỳ cựu tại công ty nghiên cứu Bernstein Research cho biết. "Khi các sản phẩm bộ nhớ này trở nên phổ biến rộng rãi trên thị trường, mọi người sẽ có thể xác minh rằng chúng có vi phạm tài sản trí tuệ của các công ty khác hay không".
Cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều tới tham vọng dẫn đầu về bán dẫn của Trung Quốc. |
Chính quyền Washington đã đưa hơn 200 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế cấm sử dụng công nghệ Mỹ. Ảnh hưởng của nó khiến cho một số nhà sản xuất chip của Trung Quốc gần như ngừng hoạt động do bị cắt mối liên hệ khỏi các nhà cung cấp đến từ Mỹ.
"Có nhiều thách thức và sự không chắc chắn ở phía trước, đối với những công ty bán dẫn mới của Trung Quốc này. Nhưng họ sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ của họ, bởi chúng có liên quan tới sứ mệnh quan trọng là cắt giảm sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài", Arisa Liu, một nhà phân tích bán dẫn cho biết. "Tuy nhiên, sẽ mất khoảng ba năm để những công ty mới đến từ Trung Quốc này bắt đầu thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đơn vị đang lãnh đạo thị trường chip nhớ".
Tags:
Technology