Samsung Heavy Industries, một trong ba hãng đóng tàu lớn nhất Hàn Quốc, vừa thông báo thua lỗ trong năm thứ 5 liên tiếp. Nguyên nhân đến từ khoản phí duy tu, bảo dưỡng các tàu thăm dò dầu khí không bán được.
Theo báo Business Korea, họ sẽ còn tiếp tục ở trong tình trạng báo động đỏ như hiện nay chừng nào các tàu thăm dò dầu khí còn ‘trùm mền' trong kho. Họ đã thiết kế năm chiếc trong thời đại giá dầu tăng cao, nhưng khi xảy ra các biến động về địa chính trị và kinh tế thế giới, Samsung không thể bán chúng. Dẫn đến mỗi năm tiêu tốn 150 tỷ won chi phí cho hàng tồn kho, càng bào mòn lợi nhuận.
Ở quý tài chính thứ tư tương ứng ba tháng dương lịch cuối năm 2019, Samsung Heavy Industries mở rộng khoản lỗ ròng lên tới 124 tỷ won (khoảng 104 triệu USD). Lỗ từ các hoạt động kinh doanh cũng tăng lên 215 tỷ won (180 triệu USD), so với 133 tỷ won cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, doanh thu quý 4 vẫn tăng trưởng, đạt 2,15 ngàn tỷ won. Lần đầu tiên vượt mốc 2 ngàn tỷ won kể từ quý 2 năm 2017.
Đối với kết quả cả năm 2019, công ty đóng tàu thông báo lỗ ròng đạt kỷ lục, 1,11 ngàn tỷ won (khoảng 935 triệu USD), gần gấp 3 lần khoản lỗ ròng của năm 2018. Lỗ hoạt động cũng tăng so với năm ngoái, âm 616 tỷ won. Chỉ có doanh thu cả năm là tăng, đạt 7,35 ngàn tỷ won. Công ty cho biết đã dành ra 67 tỷ won trích lập dự phòng rủi ro, do khách hàng chậm thanh toán hợp đồng.
Tuy phần lớn lợi nhuận của họ bị hàng tồn kho làm cho ‘bốc hơi', nhưng kể cả khi loại chi phí này ra khỏi sổ sách, công ty vẫn chịu âm 45 tỷ won ở quý 4. Nhà phân tích Choi Kwang-sik của Hi Investment & Securities nhận xét: "Mặc dù khối lượng hoạt động đóng tàu tăng lên, Samsung Heavy Industries vẫn thất bại trong việc cải thiện lợi nhuận". Doanh thu có thể tăng, nhưng không tạo ra lợi nhuận kinh doanh.
Dự báo nửa đầu năm 2020, công ty vẫn sẽ lỗ. Các chuyên gia kỳ vọng họ có thể đạt lợi nhuận vào nửa cuối năm nay, nếu các tàu thăm dò không phát sinh chi phí khổng lồ nữa.
Theo báo Business Korea, họ sẽ còn tiếp tục ở trong tình trạng báo động đỏ như hiện nay chừng nào các tàu thăm dò dầu khí còn ‘trùm mền' trong kho. Họ đã thiết kế năm chiếc trong thời đại giá dầu tăng cao, nhưng khi xảy ra các biến động về địa chính trị và kinh tế thế giới, Samsung không thể bán chúng. Dẫn đến mỗi năm tiêu tốn 150 tỷ won chi phí cho hàng tồn kho, càng bào mòn lợi nhuận.
Ở quý tài chính thứ tư tương ứng ba tháng dương lịch cuối năm 2019, Samsung Heavy Industries mở rộng khoản lỗ ròng lên tới 124 tỷ won (khoảng 104 triệu USD). Lỗ từ các hoạt động kinh doanh cũng tăng lên 215 tỷ won (180 triệu USD), so với 133 tỷ won cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, doanh thu quý 4 vẫn tăng trưởng, đạt 2,15 ngàn tỷ won. Lần đầu tiên vượt mốc 2 ngàn tỷ won kể từ quý 2 năm 2017.
Samsung Heavy Industries lỗ ròng 935 triệu USD trong năm 2019 |
Tuy phần lớn lợi nhuận của họ bị hàng tồn kho làm cho ‘bốc hơi', nhưng kể cả khi loại chi phí này ra khỏi sổ sách, công ty vẫn chịu âm 45 tỷ won ở quý 4. Nhà phân tích Choi Kwang-sik của Hi Investment & Securities nhận xét: "Mặc dù khối lượng hoạt động đóng tàu tăng lên, Samsung Heavy Industries vẫn thất bại trong việc cải thiện lợi nhuận". Doanh thu có thể tăng, nhưng không tạo ra lợi nhuận kinh doanh.
Dự báo nửa đầu năm 2020, công ty vẫn sẽ lỗ. Các chuyên gia kỳ vọng họ có thể đạt lợi nhuận vào nửa cuối năm nay, nếu các tàu thăm dò không phát sinh chi phí khổng lồ nữa.